Về tình trạng ô nhiễm nguồn nước sản xuất nước sạch: Cần xử lý tận gốc ô nhiễm môi trường

Môi trường - Ngày đăng : 23:17, 29/11/2010

Việc nước thải chưa qua xử lý xả vào đầu nguồn của Xí nghiệp Sản xuất nước Cẩm Thượng là một thực tế đã tồn tại nhiều năm nay, đặc biệt gần đây có nước thải từ 50 cơ sở sản xuất của cụm công nghiệp Ngô Quyền...


Trong điều kiện nguồn nước bị ônhiễm, Công ty Kinh doanh nước sạch Hải Dương phải tăng cường các biện pháp kỹthuật, công nghệ để bảo đảm chất lượng nước sạch sản xuất ra
Thời gian qua, dư luận rất quantâm việc nước thải ô nhiễm được xả ra đầu nguồn sản xuất nước sạch sẽ ảnh hưởngthế nào đến hoạt động sản xuất và chất lượng nước sạch của Xí nghiệp Sản xuấtnước Cẩm Thượng ( thuộc Công ty TNHH một thành viên Kinh doanh nước sạch HảiDương)? Về vấn đề này, ông Trần Quốc Khanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH mộtthành viên Kinh doanh nước sạch Hải Dương cho biết, ngay từ năm 2006, công tyđã có công văn báo cáo UBND tỉnh về tình trạng xả nước thải vào đầu nguồn, gây khókhăn cho việc sản xuất nước sạch của đơn vị. Đồng thời, công ty chủ động thựchiện các biện pháp tăng cường kiểm soát chất lượng nước đầu nguồn, cải tiếncông nghệ xử lý, sử dụng thêm một số hóa chất và thực hiện tốt chế độ kiểm soátnước sau xử lý, với nguyên tắc không cho phép các chỉ tiêu trong nước sau xử lývượt ngưỡng quy định của Nhà nước. Đơn vị đã đầu tư thiết bị kiểm soát chấtlượng nước, kiểm soát một số chỉ tiêu cơ bản của nước nguồn,nhằm phản ứng kịp thời trước những biến độngcủa chất lượng nguồn nước. Mở rộng và đầu tư các điểm kiểm soát chất lượng nướctrên mạng in-tơ-nét; nối mạng với các đơn vị bạn để nhanh chóng xử lý sự cố vềchất lượng nguồn nước và sự cố tại nơi sản xuất... Với những cố gắng đó, côngty vẫn bảo đảm được chất lượng nước sạch sản xuất ra, mặc dù nguồn nước đầu vàongày càng bị ô nhiễm. Để minh chứng điều này, lãnh đạo Công ty TNHH một thànhviên Kinh doanh nước sạch Hải Dương đã đưa ra "Kết quả quan trắc và phântích mẫu nước" do Trạm Quan trắc môi trường phía bắc - Viện Khoa học và Kỹthuật môi trường (55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) công bố ngày24-9-2010. Kết quả này có được trên cơ sở giám định mẫu nước lấy ngày 31-8-2010từ sông Thái Bình vào đầu trạm xử lý của Xí nghiệp Sản xuất nước Cẩm Thượng. Kếtquả quan trắc nhận xét: "Nguồn nước đầu vào chưa qua xử lý có một số chỉtiêu không đạt quy chuẩn chất lượng nước ăn uống theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốcgia về chất lượng nước ăn uống, như độ đục, độ mầu, độ ô-xy hóa, tổng Coliform,E.coli". Kết quả quan trắc cũng nêu rõ: "Với chất lượng nước nguồnnhư trên, Công ty TNHH một thành viên Kinh doanh nước sạch Hải Dương đã có biệnpháp xử lý nước để bảo đảm chất lượng nước cấp. Nước cấp sau xử lý lấy tại bểchứa của nhà máy có các chỉ tiêu mức độ giám sát nhóm A và B nằm trong giới hạncho phép của Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống".

Tuy nhiên, ông Khanh cũng chorằng, dù cố gắng đến mấy nhưng nếu tình trạng ô nhiễm vẫn tiếp tục gia tăng, sẽđến lúc các biện pháp kỹ thuật, công nghệ trong điều kiện hiện nay của công tycũng không giải quyết được. Khi đó, chất lượng nước sạch sẽ bị ảnh hưởng. Cầnphải xử lý tận gốc, không để xả nước thải ô nhiễm ra môi trường.

 Đồng tình với quan điểm này, Côngty TNHH một thành viên Quản lý công trình đô thị Hải Dương trong công văn số476/CV- QLCTĐT ngày 24-11-2010 gửi Báo Hải Dương cho rằng: Các văn bản từ Trungương đến địa phương quy định vềviệc cáccơ sở sản xuất phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả vào hệ thốngthoát nước chung. Qua kiểm tra mới chỉ có 2 cơ sở trong cụm công nghiệp NgôQuyền thực hiện. Nếu tất cả các cơ sở sản xuất đều chấp hành nghiêm túc việc xửlý nước thải ngay từ đầu nguồn, chắc chắn tình trạng ô nhiễm sẽ được hạn chếrất nhiều.

Cũng trong công văn trên, Công tyTNHH một thành viên Quản lý công trình đô thị Hải Dương cho biết: Việc nướcthải chưa qua xử lý, xả vào đầu nguồn của Xí nghiệp Sản xuất nước Cẩm Thượng làmột thực tế đã tồn tại nhiều năm nay, đặc biệt gần đây, có nước thải sản xuấttừ cụm công nghiệp Ngô Quyền với gần 50 cơ sở sản xuất, kinh doanh. UBND tỉnhđã chỉ đạo biện pháp khắc phục theo hướng xây dựng nhà máy xử lý nước thải đạttiêu chuẩn loại A để xử lý nước thải cho cả khu vực. Trong khi chưa xây dựngđược nhà máy xử lý, sẽ dẫn nước thải của cụm công nghiệp Ngô Quyền về sông Sặtqua kênh T2. Việc lắp đặt 2 tuyến cống để đưa nước thải của cụm công nghiệp NgôQuyền về kênh T2 đã được Công ty TNHH một thành viên Quản lý công trình đô thịHải Dương hoàn thành từ tháng 9-2010, qua kiểm tra cho thấy nước thải đã chảyvề kênh T2 theo đúng tính toán ban đầu. Chỉ còn một hạng mục nhỏ không ảnhhưởng gì đến việc thoát nước sẽ hoàn thiện trong tháng 11-2010, là thời điểmmùa khô để có kết quả cao nhất.

Trên thực tế, nước thải từ cụmcông nghiệp Ngô Quyền chỉ là một trong 3 nguồn gây ô nhiễm nguồn nước. Khi Côngty TNHH một thành viên Quản lý công trình đô thị Hải Dương đưa được nước thảitừ cụm công nghiệp Cẩm Thượng về sông Sặt thì vẫn còn 2 đường nước thải, mộtđường chảy dọc đê từ cụm công nghiệp, các nhà hàng, nhà dân thuộc phường CẩmThượng từ phía bắc quốc lộ 5 về, một đường nước thải từ khu dân cư phường ViệtHòa và vùng chuyển đổi (nuôi gà lợn, thả cá của các hộ dân) đổ ra đầu nguồn sảnxuất nước sạch.

TIẾN HUY – ANHTUẤN