Thực hư việc Trung Quốc xây đường sắt cao tốc qua Việt Nam

Kinh tế - Ngày đăng : 10:15, 28/01/2011

Việc Trung Quốc lên kế hoạch trên thựcchất phương án thiết lập hệ thống đường sắt xuyên Á, nối giữa 7nước của ASEAN và Trung Quốc tại Hội nghị Bộ trưởng GT-VTcủa các nước ASEAN năm 2000.


Thực chất là đường sắt xuyên Á

Trao đổi với PV chiều 25-1 về thông tinđăng trên tờ China Daily cho rằng, Trung Quốc sẽ xây dựng một tuyếnđường sắt cao tốc nối liền Khu tự trị dân tộc Choang ở tỉnh Quảng Tây,miền Nam Trung Quốc với Singapore băng ngang qua lãnh thổ Việt Nam, ôngNguyễn Văn Doanh - Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam cho biết thựcchất đây là phương án thiết lập hệ thống đường sắt xuyên Á, nối giữa 7nước của ASEAN và Trung Quốc tại Hội nghị Bộ trưởng Giao thông Vận tảicủa các nước ASEAN năm 2000.

Ảnh minh họa - ĐSCT tại Nhật Bản

Ông Doanh cho biết, chưa có một kế hoạch cụthể nào nối thông các nước ASEAN và Trung Quốc bằng đường sắt cao tốcmà chỉ đang thực hiện nối thông hệ thống đường sắt hiện có của các nướcvới nhau. Phần đường sắt của Việt Nam trên hệ thống đường sắt xuyên Áđược vẽ trùng khớp với tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện nay.

Ông Doanh cũng khẳng định, nếu phải xây dựngmới, không có việc Trung Quốc tự bỏ tiền đầu tư xây dựng toàn tuyến màmỗi nước phải tự bỏ tiền để xây dựng; các nước nếu có hỗ trợ nhau cũngchỉ là cho vay ưu đãi. Theo ông Doanh, từ 10 năm nay, kế hoạch xây dựnghệ thống đường sắt này vẫn ở các bước chuẩn bị và thỉnh thoảng được"xới" lên.

Bản tin của China Daily cho hay: Trong giaiđoạn đầu tiên, tuyến đường cao tốc này sẽ được khởi công từ giữa năm2011, tuyến đường này sẽ nối thành phố thủ phủ Nam Ninh của tỉnh QuảngTây với thành phố Bằng Tường ở gần biên giới Việt Nam - Trung Quốc.Giám đốc Sở Giao thông Nam Ninh khẳng định:

Sẽ đầu tư 15,6 tỷ nhân dân tệ (2,36 tỷ USD)để xây dựng tuyến đường sắt nối từ Nam Ninh tới Singapore chạy qua ViệtNam. Hành lang này bắt đầu từ Nam Ninh của Quảng Tây, chạy qua Thủ đôHà Nội của Việt Nam, sang Vientiane (Lào), Phnôm Pênh (Campuchia),Bangkok (Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia) trước khi đến Singapore.

Trong khi đó, tuyến cao tốc Bắc - Nam của ViệtNam (nằm trong hệ thống tuyến đường này) chưa được Quốc hội phê duyệtchủ trương đầu tư. Hơn nữa, riêng dự toán cho riêng tuyến đường sắt Bắc- Nam của Việt Nam được công bố hiện cũng đã lên đến con số khoảng 56tỷ USD.

Biến ASEAN thành trung tâm kinh tế

Các nước ASEAN đang trong quá trình triển khai tích cực dự án này.Hiện còn khoảng trên 1.200 km cần xây dựng mới các đoạn đường sắt cònthiếu trong nước cũng như kết nối giữa các nước, chủ yếu nằm ở 5 nướclà Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN tháng 8-2010

TạiHội nghị các Bộ trưởng Giao thông - Vận tải ASEAN năm 2000, các nướctrong khu vực và Trung Quốc thông qua hiệp định về tuyến đường sắtxuyên Á này.

Tại Việt Nam, tuyến đường sắt Bắc - Nam cũng sẽ nằm trong hệ thống này. Ngoài ra, có hai tuyến nữa là:

+ Tuyến nối TP Hồ Chí Minh với Lộc Ninh sang Campuchia,có chiều dài khoảng 130km, đang được nghiên cứu xây dựng theo khổ đườngsắt 1m, có 12 ga, với điểm đầu là ga Dĩ An ở Bình Dương và điểm cuối làga biên giới Hoa Lư.

+ Tuyến đường sắt thứ hai là Vũng Áng - Mụ Gia,Hà Tĩnh với Lào. Tuyến này có chiều dài khoảng 119km, khổ đường 1m, với12 ga, 7 hầm và 24 cầu.

Dự kiến giữa năm 2011, đoạn đường sắt xuyên Ánối thủ phủ Nam Ninh của tỉnh Quảng Tây với thành phố Bình Hương củatỉnh Giang Tây, ở gần biên giới Trung - Việt thuộc dự án này sẽ đượcxây dựng.

Kế hoạch lớn của ASEAN là hy vọng hệ thốngđường sắt này sẽ tạo ra một tuyến đường nhiều hướng vươn tới TrungQuốc. Trong bối cảnh những nền kinh tế châu Á mong muốn hợp tác thươngmại với các nước trong khu vực nhiều hơn là với phương Tây để pháttriển kinh tế trong tương lai, thì đây là một kế hoạch lớn có thể biếnkhu vực ASEAN thành một trung tâm kinh tế có khả năng vận chuyển dễdàng.

(Nguồn: Dân trí)