Doanh nghiệp nỗ lực bình ổn giá bán
Thị trường - Ngày đăng : 11:23, 28/02/2011
Nhiều siêu thị vẫn chưa điều chỉnh giá bán các mặt hàng. Ảnh minh họa: SGGP
Tránh gây sốc thị trường
Bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc đối ngoại hệthống Siêu thị Big C cho biết dù đã nhận được đề nghị tăng giá từ cácnhà cung cấp nhưng tại Big C, các mặt hàng đều chưa tăng giá và sẽ còngiữ ổn định ít nhất đến hết quý I. Trong quý II, Big C sẽ xem xét điềuchỉnh tùy từng sản phẩm nhưng với mức tăng giá thấp nhất có thể.
Mục tiêu của Big C là trong mọi điều kiện đều có thểkìm giá tốt nhất so với thị trường bằng việc tìm kiếm các nguồn hàngkhác nhau để người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn về giá đối với cùngmột nhóm mặt hàng, đặc biệt là nhóm hàng thiết yếu.
“Chúng tôi luôn làm việc với các nhà cung cấp vềviệc trữ hàng trước khi nhận được đề nghị tăng giá. Điều này cũng giúpcho việc tăng giá sẽ giãn ra trong khoảng thời gian hợp lý để ngườitiêu dùng tránh bị sốc” - bà Trang nói.
Bà Nguyễn Thị Hồng Hương, Giám đốc hệ thống Siêu thịVinatex Mart, cho biết ngay từ cuối năm 2010, dự đoán giá sẽ tăng nênVinatex Mart đã chủ động ứng vốn trước cho các nhà cung cấp để dự trữnguyên liệu nhằm giữ giá ổn định. Vì vậy, hiện dù cả điện, xăng dầu, tỉgiá đã điều chỉnh khá cao nhưng 56 siêu thị Vinatext Mart vẫn chưa điềuchỉnh giá bán các mặt hàng.
“Ngay đối với một số nhà cung cấp các mặt hàng nhạycảm khác như sữa, hoặc dầu ăn… có nguyên liệu đầu vào trực tiếp nhậpkhẩu từ nước ngoài, chúng tôi cũng đã nhận được đề nghị tăng giá nhưngchúng tôi vẫn cố gắng đàm phán để giữ giá và giãn thời gian tăng giá” -bà Hương cho biết.
Theo ghi nhận, hiện nay tại các siêu thị lớn ở TP HồChí Minh như Co.op Mart, Big C, Citimart, Maxi Mark, giá các mặt hànghầu hết vẫn khá ổn định. Ông Nguyễn Thành Nhân, Phó Tổng Giám đốcSaigon Co.op, cho biết Co.op Mart sẽ giữ giá ổn định đến hết tháng 3.Tuy nhiên, sẽ xem xét điều chỉnh hợp lý đối với một số nhóm hàng chịutác động trực tiếp từ việc tăng giá và có đề xuất từ trước.
“Việc điều chỉnh giá là bất khả kháng nhưng sẽ có lộtrình hợp lý và không để tình trạng tăng đột biến và gây sốc cho ngườitiêu dùng” - ông Nhân nhấn mạnh.
TS Bùi Trường Giang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tếViệt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam nhận định, “theo kinh nghiệmcủa cá nhân tôi, người dân phải bình tĩnh trong việc bảo vệ tài sản vàthu nhập của mình. Còn nhìn từ góc độ Nhà nước, tôi tin Chính phủ đã cókinh nghiệm xử lý, đã có những quỹ bình ổn giá để hỗ trợ người dân. Bêncạnh chính quyền Trung ương, chính quyền địa phương cũng phải chủ độngtrong việc hỗ trợ người dân. Ví dụ chương trình bình ổn giá ở TP. HCMvà TP. Hà Nội rất hiệu quả, cần nhân rộng ra các địa phương khác trongcả nước".
Và tái cấu trúc để tăng hiệu quả
Dù chưa có những biến động lớn về giá nhưng theo cácchuyên gia kinh tế, giá hàng hóa hiện đang đứng ở mức khá cao so vớimặt bằng thu nhập chung của người dân. Do vậy, các DN buộc điều chỉnhgiá lần này do ảnh hưởng từ chi phí đầu vào tăng phải thực hiện rấtthận trọng nhằm đảm bảo doanh thu và giữ thị phần.
Trong đó, tái cấu trúc, sắp xếp lại DN để tăng năngsuất lao động là một trong những lựa chọn rất tốt trước khi nghĩ đếnphương án tăng giá sản phẩm.
Việc bình ổn giá là bước đệm cho người dân thíchnghi trong lúc lạm phát tăng cao. Với mặt bằng giá mới, DN phải tái cấutrúc lại, phải chọn những ngành nghề thích ứng với xu thế chuyển dịchcơ cấu của nền kinh tế; phải chủ động chuyển dịch sang những ngành nghềcó giá trị gia tăng cao, phù hợp với lợi thế so sánh và lợi thế cạnhtranh của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, để hạn chế tác động xấu đến thị trường,Nhà nước cũng cần đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát việc thực hiệnpháp lệnh giá... không để thị trường “té nước theo mưa”.
(Nguồn: Chinhphu.vn)