Hỏi - đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp
Tư vấn - Ngày đăng : 07:08, 03/03/2011
Trả lời: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội quy định: Công dân ứng cử đại biểu Quốc hội (người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) phải nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là 60 ngày trước ngày bầu cử.
1- Hồ sơ ứng cử gồm:
a) Đơn xin ứng cử;
b) Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vi nơi người đó công tác hoặc UBND xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú;
c) Tiểu sử tóm tắt và 3 ảnh màu cỡ 4x6.
2- Người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở Trung ương giới thiệu ứng cử thì nộp hồ sơ tại Hội đồng bầu cử.
Người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở địa phương giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử thì nộp hồ sơ tại Uỷ ban bầu cử nơi mình ứng cử.
3- Sau khi nhận và xem xét hồ sơ của những người ứng cử, nếu thấy hợp lệ theo quy định của luật này thì Hội đồng bầu cử chuyển tiểu sử tóm tắt của những người được các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lương vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở Trung ương giới thiệu đến Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Uỷ ban bầu cử chuyển tiểu sử tóm tắt của những người được các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở địa phương giới thiệu ứng cử và tiểu sử tóm tắt của những người tự ứng cử đến Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để đưa vào danh sách hiệp thương.
Luật Bầu cử đại biểu HĐND quy định: Người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử đại biểu HĐND phải nộp hồ sơ tại Hội đồng bầu cử nơi mình ứng cử chậm nhất là 60 ngày trước ngày bầu cử. Hồ sơ gồm có:
1. Đơn ứng cử;
2. Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của UBND cấp xã nơi thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó làm việc;
3. Tiểu sử tóm tắt và ba ảnh màu cỡ 4cm x 6cm.
Sau khi nhận và xem xét hồ sơ của những người tự ứng cử, người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử, nếu thấy hợp lệ theo quy định của luật này thì Hội đồng bầu cử chuyển tiểu sử tóm tắt và danh sách trích ngang của những người ứng cử đến Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp.
Người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND địa phương nào thì phải là người cư trú hoặc làm việc thường xuyên ở địa phương đó.
Người tự ứng cử và người được giới thiệu ứng cử chỉ được ghi tên ứng cử ở một đơn vị bầu cử và không được tham gia ban bầu cử hoặc tổ bầu cử thuộc đơn vị mình ra ứng cử.
(Còn nữa)