Vì sao cảnh cướp bóc không xảy ra trong thảm họa ở Nhật?
Bình luận - Ngày đăng : 15:12, 15/03/2011
Mọi người xếp hàng trước cửa một siêu thị ở Sendai, phía đông bắc Nhật Bản
Quang cảnh nhiều khu vực ở phía bắc Nhật Bản trông giống như hậu quảthời Thế chiến II. Không một quốc gia công nghiệp phát triển nào kể từđó lại chứng kiến số người chết vì thiên tai cao như vậy.
Theo dõi tin tức tại Nhật Bản thật khủng khiếp với 3 thảm họa liêntiếp - trận động đất mạnh kỷ lục, sóng thần và một nhà máy điện hạtnhân đang gặp sự cố. Nhưng có những thông tin tốt lành mà cả thế giớiphải học tập.
Tại những nơi hàng hóa từ các tổ chức cứu trợ được đưa tới, mọingười xếp hàng đúng trật tự, lịch sự, bình tĩnh và không có thông tinvề các cuộc ẩu đả, xô đẩy hay tranh giành. Các siêu thị Nhật đã giảmgiá mạnh và các chủ sở hữu máy bán hàng tự động đã mở các máy bánhàng, phân phát nước uống miễn phí cho các nhân viên cứu trợ, nhân viênkhẩn cấp và những người tình nguyện tham gia trợ giúp trong thảm họa.
Và đặc biệt nhất là bất chấp sự tàn phá và sự khan hiếm hàng hóa,không xảy ra cảnh cướp bóc. Sự vắng bóng của nạn cướp bóc tại Nhật Bảnđã khiến nhiều người quan sát phương Tây bất ngờ. Đối lập với các thảmhọa thiên nhiên gần đây trên khắp thế giới, người Nhật có vẻ như rấtđoàn kết và cư xử có trật tự, thay vì tận dụng cuộc khủng hoảng để tưlợi cá nhân.
“Tinh thần đoàn kết đặc biệt cao tại Nhật Bản. Sức mạnh xã hội cóthể còn ấn tượng hơn sức mạnh công nghệ của Nhật Bản”, nhà báo Ed Westviết trên tờ Telegraph của Anh.
Nhìn trên khắp thế giới, cảnh cướp bóc không phải là hiếm sau cáctrận thiên tai gần đây. Sau siêu bão Katrina, người New Orlean đã chứngkiến nạn cướp bóc trên quy mô mà nhiều người Mỹ cũng phải bất ngờ. Sautrận động đất tại Chile hồi năm ngoái, nạn cướp bóc diễn ra nghiêmtrọng tới nỗi quân đội phải can thiệp.
Nạn cướp bóc tràn lan đã xảy ra tại Haiti sau trận động đất hồi nămngoái và trong trận lũ lụt tại Anh năm 2007. Tại New Zealand, nạn cướpbóc và hôi của cũng xảy ra sau trận động đất hồi tháng 3 năm ngoái.
“Tại sao một số nền văn hóa đối phó với thảm họa bằng cách biến củacải của người khác thành của chính mình nhưng các nền văn hóa khác, đặcbiệt là người Nhật, lại chứng tỏ lòng vị tha thậm chí trong thảm họa?”,Ed West viết.
Trên thực tế, mọi thứ dường như đang trở nên tồi tệ hơn tại Nhật Bản. Lương thực, nhiên liệu, nước sạch và điện đều bị cắt giảm.Các kệ hàng trống trơn tại một siêu thị ở Tokyo
Một số gian hàng trong các siêu thị trống trơn. Tại khu vực đôngdân cư Nerima của thủ đô Tokyo, các nhu yếu phẩm như gạo, bánh mì, mìăn liền đều cháy hàng. Điện bị cắt để tiết kiệm điện năng.
“Khoảng 40-50 người đã xếp hàng bên ngoài khi chúng tôi mở cửa lúc10 giờ sáng. Lượng thực phẩm dự kiến bán trong một ngày đã hết veo chỉtrong 1 giờ. Chúng tôi đã được chuyển đến một lượng thực thẩm tương tựkhác vào buổi trưa nhưng cũng bán hết chỉ trong một giờ”, ông ToshiroImai, một quản lý cửa hàng tại Tokyo, cho biết.
Hơn 100 tuyến tàu điện tại khu vực Tokyo hôm thứ Hai đã bị gián đoạndo cắt điện, khiến việc đi lại của hành khách bị ảnh hưởng khi mọingười trở lại làm việc sau ngày nghỉ cuối tuần.
Công ty điện Tokyo đã bắt đầu cắt điện luân phiên tại Tokyo và cácthành phố lân cận để tiết kiệm điện giữa lúc xảy ra cuộc khủng hoảngtại các nhà máy điện hạt nhân ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất.
Kênh truyền hình NHK đãchiếu hình ảnh quay được từ trên cao về tỉnh Ibaraki, phía bắc Tokyo,nơi quang cảnh là một màu đen kịt ngoại trừ vài đốm sáng từ những chiếcô tô.
Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn, cách cư xử của người Nhật dường như ngày càng tốt hơn.
Một nhân chứng tại Miyagi, gần tâm chấn của động đất, cho hay: “Khíđốt và nước đã bị cắt tại Miyagi và thành phố Sendai. Ngoại trừ cáctrường hợp đặc biệt, điện cũng bị cắt. Nhưng không có sự hoảng sợ trênđường phố cũng như trong các cửa hàng”.
Những đức tính của người Nhật như lịch sự, trung thực, hành động có trật tự... vốn được nhiều người ngưỡng mộ.
Một người Brazil hoạt động trong lĩnh vực trang sức do mệt mỏi saumột chuyến bay dài đã để quên một hành lý không khóa chứa hàng nghìnUSD tiền mặt và nhiều đá quý trên một tuyến tàu điện ở Tokyo. Chủ nhàtrọ đã trò chuyện với anh này và dẫn anh tới nhà ga quản lý tàu điện.Tại đây, hành lý và toàn bộ tài sản bên trong đã đợi chủ nhân tại quầyđồ đạc thất lạc.
Những câu chuyện như vậy có thể tin được tại Nhật Bản nhưng lại khó tin ở New York, Paris hay London. Vì sao vậy?
Gregory Pflugfelder, giám đốc trung tâm Văn hóa Nhật Donald Keenetại Đại học Colombia (Mỹ), giải thích: “Người Nhật có ý thức rằng trướchết phải có trách nhiệm với cộng đồng”.
(Nguồn: Dân trí)