Bế mạc kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XII

Tin tức - Ngày đăng : 03:04, 30/03/2011

Chiều 29-3, kỳ họp thứ IX, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XII đã bế mạc sau tám ngày làm việc khẩn trương với tinh thần dân chủ, trách nhiệm cao. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu bế mạc kỳ họp.


Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đọc Diễn văn bế mạc kỳ họp
Trong phát biểu bế mạc kỳ họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh kỳ họp thứ IX, Quốchội khóa XII đã hoàn tất chương trình nghị sự.

Quốc hội đã thảo luận,phân tích toàn diện về kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước và thốngnhất nhận định năm 2010 và những tháng đầu năm 2011, dưới sự lãnh đạođúng đắn của Trung ương Đảng; sự giám sát thường xuyên của Quốc hội; sựquản lý điều hành quyết liệt của Chính phủ; sự nỗ lực của các cấp, cácngành, của toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp, đất nước ta đã đạt đượcnhững kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Kinh tế tiếp tục duy trìđược đà tăng trưởng, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ tăng cao hơncùng kỳ năm trước; thu ngân sách nhà nước tăng khá; xuất khẩu, nhất làxuất khẩu nông sản tăng mạnh; an sinh xã hội được bảo đảm…

Về công tác lập pháp, Quốc hội đã xem xét và thông qua 3 dự án luật,đó là: Luật kiểm toán độc lập; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộluật tố tụng dân sự; và Luật phòng, chống mua bán người. Việc ban hànhcác đạo luật này góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc hoàn thiện tiếp quytrình, thủ tục tố tụng dân sự, khắc phục những vướng mắc, bất cập trongthực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự; tăng cường quản lý nhà nướctrong hoạt động kiểm toán độc lập và đấu tranh phòng, chống có hiệu quảtội phạm liên quan đến mua, bán người.

Về các báocáo tổng kết công tác nhiệm kỳ, Quốc hội đã thảo luận sôi nổi, thắngthắn, phân tích sâu sắc những việc đã làm được, những việc chưa làmđược, chỉ ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và kiến nghị những địnhhướng tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động củacác cơ quan trong bộ máy nhà nước. Quốc hội đã có nhiều đổi mới mạnhmẽ, nâng cao hiệu quả hoạt động lập pháp, giám sát tối cao, quyết địnhcác vấn đề quan trọng của đất nước.

Chủ tịch nước với tư cách là mộtđịnh chế trong tổ chức quyền lực nhà nước, đã có nhiều đóng góp tích cựcvào hoạt động đối nội, đối ngoại, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều cố gắng trong tổ chức thựchiện, điều hành quản lý đất nước, quản lý xã hội một cách năng động,quyết liệt, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống. Các cơ quan tưpháp đã từng bước đổi mới theo lộ trình cải cách tư pháp và có nhiềutiến bộ trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, kiểm sáthoạt động tư pháp. Những kết quả đó đã đóng góp to lớn vào những thànhtựu chung của đất nước.

Tổng bÍ thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn PhúTrọng cũng đề nghị các cơ quan trong bộ máy nhà nước nghiên cứu tiếp thucác ý kiến xác đáng của đại biểu Quốc hội, sớm khắc phục những hạn chế,yếu kém, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động trong thờigian tới. Các cấp, các ngành lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị và tổ chức tốtcuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp sắp tới.

Trước đó, sáng cùng ngày, Quốc hội đã thảo luận về Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2007-2011 củaChánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dântối cao.

Cũng trong buổi làm việc buổi sáng, Phó Thủ tướng Chính phủ NguyễnThiện Nhân đã báo cáo trước Quốc hội về tình hình thực hiện dự án điệnhạt nhân Ninh Thuận, những kinh nghiệm rút ra từ sự cố nhà máy điện hạtnhân Fukushima 1 của Nhật Bản và việc xử lý các sai phạm tại các đoàncông nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

Thay mặtChính phủ báo cáo giải trình bổ sung về việc chuẩn bị Dự án điện hạtnhân Ninh Thuận, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã giao EVN lập kếhoạch ứng phó sự cố và xây dựng cơ sở kỹ thuật cho việc ứng phó sự cốcủa dự án…

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh NinhThuận và các cơ quan liên quan nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của nướcngoài và Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) để xây dựng kếhoạch ứng phó sự cố hạt nhân cấp quốc gia và cấp tỉnh.

Theo Phó Thủtướng, sự cố điện hạt nhân tại Nhật Bản cho những bài học rất lớn, đặcbiệt là khi Việt Nam đang chuẩn bị đầu tư điện hạt nhân. Vì vậy, việclựa chọn địa điểm cũng như công nghệ phải tính đến tất cả các yếu tố cóthể ảnh hưởng đến an toàn của nhà máy, kể cả những trường hợp rủi ronhất, như động đất, sóng thần và những sự cố khác... nhằm bảo đảman toàn cao nhất cho nhà máy trong điều kiện có sự cố. Chính phủ yêu cầutuân thủ nghiêm ngặt quy trình xây dựng, vận hành, bảo dưỡng nhà máyđiện hạt nhân để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Đề cập tớivụ việc tại Vinashin, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Thủtướng Chính phủ đã giao Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra toàndiện và yêu cầu làm rõ tình hình và sai phạm tại Tập đoàn Vinashin.

Đếnnay, Thanh tra Chính phủ đã hoàn thành công tác thanh tra và đang tậphợp số liệu, hoàn thiện báo cáo thanh tra để báo cáo Thủ tướng Chínhphủ. Bộ Công an cùng các cơ quan chức năng thi hành pháp luật đã tiếnhành điều tra, khởi tố, bắt tạm giam một số cá nhân có hành vi vi phạmpháp luật, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Các cơ quan chức năng đang tiếp tục bổ sung chứng cứ để xử lýtheo đúng quy định của pháp luật.

Kết luận buổi làmviệc sáng 29/3, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, trong Nghịquyết của Quốc hội về đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã xác địnhphải chọn công nghệ hiện đại nhất, đã được kiểm chứng bảo đảm tuyệt đốian toàn; yêu cầu Chính phủ phải tính toán thiết kế chương trình theotiêu chuẩn cấp đặc biệt, nghiên cứu đánh giá đầy đủ về tác động của cácđứt gãy, kiến tạo địa chất, các hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biểndâng ở khu vực triển khai dự án... Quốc hội đã yêu cầu trước khi xâydựng tổ máy đầu tiên, Chính phủ phải báo cáo Quốc hội kết quả chuẩn bị.Như vậy, căn cứ vào tình hình thực tiễn chuẩn bị triển khai dự án, trêncơ sở đề nghị của Chính phủ và tình hình thực tế, Quốc hội sẽ xem xét vàcó quyết định phù hợp.

Liên quan đến việc một số Đạibiểu Quốc hội đề nghị thành lập Ủy ban lâm thời để điều tra vụ việc tạiVinashin, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, sau phiên họp chiều 28/3, Ủy banThường vụ Quốc hội đã thảo luận, cân nhắc kỹ nhiều mặt và thấy rằng vấnđề này đã và đang được các cơ quan có trách nhiệm của Đảng, Nhà nước xemxét xử lý, giải quyết theo thẩm quyền. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốchội đề nghị Quốc hội không lập Ủy ban lâm thời để điều tra vụ việc này.

Buổi chiều, trước phiên bế mạc, Quốc hội đã biểuquyết thông qua các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luậttố tụng dân sự, Luật phòng, chống mua bán người, Luật kiểm toán độc lậpvới đa số đại biểu tán thành. Riêng Luật Thủ đô, chưa được các đại biểuthông qua.

(Nguồn: TTXVN)