“Tắm trắng” cho măng bằng... chất độc
Y tế - Sức khỏe - Ngày đăng : 17:36, 11/04/2011
Măng chua, măng khô, măng tươi luộc, măng hũngâm... tất tần tật đều được nhiều cơ sở tẩm, tẩy bằng những hóa chấtvô cùng độc hại. Người tiêu dùng khi ăn phải loại măng “tắm trắng” nàylâu ngày có thể bị các bệnh liên quan đến thận và da.
Nhiều bạn đọc cung cấp thông tin: để làm mềm măng,giúp măng ngọt, giòn và giữ được màu vàng tươi, nhiều cơ sở cung cấpmăng đã tẩm sodium sulphite (Na2SO3) và sodium hyposulfite (Na2S2O3) là hai chất tẩy rửa cực mạnh, vô cùng độc hại với sức khỏe con người.
Các công đoạn chế biến, ngâm măng bằng hóa chất tại một cơ sở ở phường Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM |
Khu vực P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM là nơi tập trunghàng chục cơ sở chuyên sản xuất, cung cấp các loại măng tươi luộc, măngkhô, măng chua, măng hũ ngâm ớt, trái mắc mật đóng hộp...
Ông Tính, chủ một cơ sở làm măng trên quốc lộ 1A,thuộc địa bàn này, thừa nhận: “Dùng mấy hóa chất này rút ngắn thời gianluộc, măng lại nhanh mềm, giòn hơn. Mỗi tháng tui tiết kiệm được hàngchục triệu đồng tiền than củi. Hơn nữa chúng (các loại hóa chất - PV)lại quá rẻ, phải ngâm thêm mới có lời nhiều”.
Măng nào cũng tẩm
Tại đại lý cung cấp măng các loại của bà Ớt trênđường Tân Thới Nhất 1, có tới hàng trăm thùng phuy ngâm măng sặc sụamùi chua của măng đã “vô” hóa chất tỏa ra khắp con phố. Khi bà mở nắpmột thùng măng chua để giới thiệu hàng, bất ngờ một đám bồ hóngbay ra theo, trong phuy có vài con ruồi chết. Bà cười trừ, nói:“Thấy vậy chứ ăn vào không sao hết”.
Măng được “làm đẹp” tại một cơ sở sản xuất trên quốc lộ 1A, đoạn ngã tư An Sương, Q.12, TP.HCM |
Ngay lúc đó một thanh niên trên tay cầm một bao nilôngchứa bột vàng (phẩm tạo màu - PV), cho một lượng khoảng năm muỗng tovào thau rồi trộn đều. Biết chúng tôi nhìn thấy, bà này liền quát:“Bưng vào trong nhà mà làm”. Quay về phía chúng tôi, bà vội vàng giảithích: “Bột nghệ (?) đó chứ không phải phẩm màu đâu, cho vào cho nó cómàu một tí. Tui vẫn thường dùng nó để kho cá mà”.
Ở góc khác, một phụ nữ đang cắt lát măng để làm măngchua. Hàng trăm búp măng dính bùn đất chẳng cần rửa được cho vào thùngphuy sau khi cắt lát. Thấy chúng tôi ngạc nhiên, người này cười phì:“Chùi rửa làm gì cho tốn nước, tốn công. Bỏ vào ngâm mấy tháng, chothêm bột tẩy vào nữa thì sạch sẽ hết, người cũng tiêu chứ đất đá ănnhằm gì”.
Rất nguy hiểm cho sức khỏe Đâylà khẳng định của TS Nguyễn Văn Sức, trưởng khoa công nghệ hóa thựcphẩm Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, khi Tuổi Trẻ cung cấp kết quả xétnghiệm của hai loại bột được dùng để tẩm măng. Theo TS Nguyễn Văn Sức,việc sử dụng sodium sulphite (Na2SO3) và sodium hyposulfite (Na2S2O3)trong chế biến thực phẩm với số lượng nhiều sẽ gây ngộ độc và phá hủycác enzim tiêu hóa trong đường ruột ở người ăn. Còn với thành phần kimloại nặng Cd (cadmium) đến 0,625mg/kg đã đủ gây ra các bệnh giòn xương,các bệnh liên quan đến thận và da. TS Sức khuyến cáo người tiêu dùng khi mua phải các loại thực phẩm có màu trắng bất thường và có mùi hôi thì không nên sử dụng. N.KHẢI |
Cách cơ sở của bà Ớt không xa là cơ sở của bà Minhcũng chuyên chế biến, cung cấp măng các loại. Phía sau cơ sở này làhàng trăm thùng phuy rỗng sình lầy bám nổi rêu xanh. Hai thanh niênbơm nước từ một cái giếng khoan sát đó tưới thẳng vào từng thùng phuyngâm măng.
Chúng tôi ngỏ ý muốn học nghề, bà Minh không ngần ngạichỉ: “Có gì đâu mà học. Khó nhất là làm măng chua, nhưng tui chỉ chodùng mấy thứ này dễ làm mà măng lại ngon. Măng nào muốn ngon cũng phảidùng đến hóa chất cả”. Nói xong bà đem ra ba túi nilông: “Bịch màu vànglà phẩm màu dùng để tạo màu cho măng. Bịch chứa mấy hột kia là đườnghóa học để măng ngọt. Còn bịch trắng là bột tẩy. Công dụng ghê gớm lắm.Tẩy măng hư, giúp măng mềm, tạo độ dai”.
Bà Linh, chủ một cơ sở làm măng các loại dưới chân cầuvượt An Sương, Q.12, thổ lộ: “Trước đây làm măng mất nhiều thời gianlắm. Măng chua ngâm mấy tháng trời mới giao cho mối ngoài chợ. Măngtươi cũng phải ngâm ít nhất vài ngày. Sau này cứ việc sử dụng hóa chấttẩy nên măng mau chín, vừa mềm lại vừa giòn. Chất lượng hơn trước hẳn,muốn có lúc nào cũng được”.
Dùng hóa chất tẩy rửa
Bà Linh cho biết: “Luộc kỹ qua nhiều nước, lửa vừaphải giúp măng vừa dai vừa mềm đều, giảm độ độc. Nhưng giờ chẳng ai hơisức đâu mà làm, mất thời gian và tiền than củi. Có mấy chất này chúngtôi đỡ hao tốn thời gian, tiền bạc”.
Theo bà này, trước khi bán hai ngày, những búpmăng đã luộc sẽ được ngâm một thứ bột màu vàng mà những ngườitrong nghề gọi là bột măng. “Cho phẩm vào khi măng mới luộc, nướccòn nóng thì màu mới thấm từ ngoài vào trong. Chứ không măng bên ngoàimàu vàng khè, bên trong nhợt nhạt người ăn sẽ phát hiện măng bị nhuộmngay” - bà tiết lộ.
Tại cơ sở của ông Tính, nơi cung cấp cho thị trường TPvà các tỉnh gần 100 tấn măng/tháng, chất bột tẩy trắng chính là yếu tốtạo nên sự khác biệt. “Đây đúng là chất thần kỳ. Từ ngày dùng chấtnày nhà tui không lo bị lỗ vì măng bị thâm đen nữa. Từ tẩy trắngmăng, măng giòn và mau mềm đều được cả” - ông này khẳng định.
Đưa ra một gói màu trắng, ông bảo: “Đứng xa ra mộttí tui mở bao”. Dù đã đứng cách xa hơn 1m nhưng mùi hôi cực nồng thoátra từ hóa chất khiến chúng tôi choáng váng.
Ông Tính nói: “Măng vòi dùng làm măng chua là ngonnhất nhưng nhiều nhựa nên nếu không làm sạch thì sau này măng sẽ bị đenố, coi như bỏ đi. Để tẩy hết nhựa, sau khi cắt lát và ngâm vào nướcphải hòa hóa chất thật đậm đặc”.
Trong quá trình ngâm sẽ cho thêm loại hóa chất trêncùng với đường hóa học theo từng tầng. “Làm như thế mới thấm đều từtrong ra ngoài. Nếu muốn măng mau mềm, ngọt thì cứ cho nhiều đường hóahọc vào. Nếu cần gấp cho thêm hàn the. Vài ngày là giao hàng được rồichứ không cần đợi đến vài tháng như trước đây” - ông này nói tiếp.
Theo ông Tính, trước khi đem bán một giờ măng chuađược vớt ra và ngâm thêm bốn muỗng hóa chất. Công đoạn này theocách gọi của ông là “tắm trắng” cho măng. Muốn măng càng trắng, tăngđộ giòn ngay tức khắc thì bỏ càng nhiều.
Thấy chúng tôi chưa tin công dụng của bột tẩy, ôngTính bưng ra một thau chứa hàng chục búp măng đã hư rồi đổ nước, hòacùng ba muỗng bột trắng vào thau. Chỉ hơn một giờ, khi ông này vớt măngra thì phần hư hại đã được đánh sạch. “Lô hàng nào xấu phải dùngbột này chuốt lại mới bán được. Như với loại măng le có màu đỏ,tui dùng bột này pha với muối, ngâm trong hai giờ là trở lại màu vàngđặc trưng của măng ngay” - ông Tính nói.
Theo chỉ dẫn của ông Tính, chúng tôi đến chợ Kim Biên,Q.5 để hỏi mua bột này và được chào bán với giá 25.000 đồng/kg hàngloại một, 20.000 đồng/kg hàng loại hai.
Bà Lành, chủ một sạp chuyên bán các loại hóa chất,hương liệu bột màu, đưa ra một gói màu trắng không nhãn mác, chào hàngvới chúng tôi: “Nguồn hàng từ Trung Quốc nhập về. Tên gọi chính xác thìcả chợ này có ai biết đâu. Bột này gọi chung là bột hóa chất tẩy thứcăn thôi”.
Để tìm ra nguồn gốc chất này, chúng tôi đã đem mẫu bộttẩy trắng (bột tẩy măng), bột màu vàng (nhuộm cho măng vàng) do ôngTính cung cấp đến Viện Công nghệ hóa học TP.HCM phân tích. Ngày9-4-2011, viện này đã kết luận định tính cho chất bột trắng, thành phầnmẫu phân tích gồm hai chất là sodium sulphite (Na2SO3) và sodium hyposulfite (Na2S2O3).
Theo kết luận, đây là hai loại chất tẩy rửa cực mạnhcó gốc sulphite, là những hóa chất dùng trong công nghiệp rửa phim ảnhvà tẩy trắng vải, len, chất hóa lưu để xử lý mủ cao su, thuộc da. Riêngvới gói bột màu vàng, kết quả định lượng phát hiện có kim loại nặng vớihàm lượng Cd (cadmium) 0,625mg/kg.
(Nguồn: TT)