Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh: Nếu xung đột không bên nào thắng
Tin tức - Ngày đăng : 16:44, 07/06/2011
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh trong buổi trả lời phỏng vấn báo TuổiTrẻ ngày 6-6 sau khi trở về từ Đối thoại Shangri-La |
- Tại Đối thoại Shangri-La, vấn đề biển Đông được dư luận quốc tế hết sức quan tâm.
Có hai lý do: Thứ nhất là lợi ích trên biển Đông ngàycàng phát triển, can dự của các nước lớn vào đây ngày càng nhiều. Thứhai, tuy cho rằng tình hình biển Đông về cơ bản là ổn định, các nướcđều mong muốn hòa bình để phát triển, nhưng những sự kiện gần đây chothấy biển Đông là khu vực không hề yên tĩnh.
Về phía nước ta đã mang đến Đối thoại Shangri-La thôngđiệp rất rõ ràng. Trước hết bày tỏ mong muốn biển Đông là khu vực hòabình, ổn định, nhưng phải trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng luật phápquốc tế. Việt Nam giải quyết các vấn đề trên biển Đông bằng giải pháphòa bình và công khai, minh bạch. Việt Nam cũng đề nghị cần phải chấmdứt, không để tái diễn các sự kiện trên biển Đông có thể dẫn đến leothang về tranh chấp, đặc biệt có thể làm ngòi nổ cho các cuộc xung đột.
Nếu có xung đột trên biển Đông thì không bên nàothắng, thiệt hại trước hết cho các nước tham gia xung đột và ảnh hưởngđến tất cả những nước có lợi ích ở khu vực.
Trên cơ sở quan điểm chính thống như vậy, đoàn ViệtNam đã nêu sự kiện ngày 26-5 (sự kiện tàu hải giám của Trung Quốc cắtcáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 trong vùng đặc quyền kinh tếvà thềm lục địa của Việt Nam - PV) như là một báo động cho việc khôngtuân thủ luật pháp quốc tế.
Quan điểm của Việt Nam là các nước có xung đột giảiquyết với nhau trên tinh thần cùng lợi ích nhưng công khai, minh bạchvà tôn trọng luật pháp quốc tế. Không nước nào, không thế lực nào đượcquyền tự đặt ra những luật lệ riêng của họ, không có nước nào được bướcqua luật lệ quốc tế đã được thừa nhận hoặc là những thông lệ trong hànhxử của thế giới hiện đại ngày nay.
* Với những diễn biến gần đây trên biển Đông, theo ông, đâu là giải pháp ngắn hạn và dài hạn cần thiết cho Việt Nam?
- Đối với những vấn đề cụ thể như sự kiện ngày 26-5,chúng ta phải nhìn nhận đúng bản chất trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đâylà vụ việc nghiêm trọng về tính chất cũng như hệ lụy lâu dài. Việc tàuchấp pháp của nước ngoài vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam đểhoạt động mang tính chất pháp luật là hiếm có trong quan hệ trên biển.Việc này vừa gây thiệt hại kinh tế cho Việt Nam, vừa là một hành độngbạo lực dưới danh nghĩa dân sự.
Nếu bạo lực đó không được kiềm chế thì sẽ phát triển leo thang. Trung Quốc dựa trên cơ sở nào để có hành xử như vậy?
Nếu về luật quốc tế thì chỉ có duy nhất “đường 9 khúc”mà Trung Quốc tự đưa ra, mà theo tôi được biết chưa có nước nào hay tổchức quốc tế nào thừa nhận và chưa có chứng lý nào khả dĩ để chứngminh. Như vậy, phải chăng Trung Quốc đang đi những bước đầu tiên đểhiện thực hóa “đường 9 khúc”? Nếu vấn đề này là có thật thì rõ ràng sẽảnh hưởng đến lợi ích không chỉ Việt Nam mà nhiều nước khác.
“Điềutôi mong muốn nhất là làm sao người dân hiểu chỉ có dựa vào chính mìnhmới giải quyết được việc của mình, không thể dựa vào ai để giải quyếtđược vì đó chỉ là nhân tố bên ngoài. Chúngta tin rằng có thể giải quyết được trong hòa bình và vẫn giữ được chủquyền lãnh thổ. Quá khó khăn nhưng nếu phân tích dưới góc độ lợi ích,chúng ta hi vọng. Hi vọng đó xuất phát từ sự tin tưởng vào lãnh đạo cácnước lớn tính toán lợi ích chiến lược của chính họ... Ngườicó quyền quyết định là người lãnh đạo, nhưng người có tiếng nói lại lànhân dân. Như lời đại tướng Lê Đức Anh (nguyên chủ tịch nước - PV) nóitôi rất phục, đối tượng ta cần tuyên truyền đầu tiên chính là nhân dânta và người dân Trung Quốc”. |
Muốn giải quyết được những vấn đề tương tự, chúng taphải bằng chính nỗ lực, nội lực của mình và giải quyết với chính nướccó vấn đề với Việt Nam, cụ thể ở đây là Trung Quốc. Nói như vậy khôngcó nghĩa là chúng ta đóng cửa.
Chúng ta giải quyết trực tiếp với nước có tranh chấp,không lôi ai vào đây để cùng giải quyết, không nhờ vả ai để tạo lợi thếtrong giải quyết vấn đề. Nhưng chúng ta công khai, minh bạch, ví dụ nhưnhững phát biểu tại Đối thoại Shangri-La của Bộ trưởng Quốc phòng PhùngQuang Thanh sẽ làm cho cộng đồng thế giới hiểu được ai đúng, ai sai vàhọ sẽ phán quyết về mặt lương tâm là lẽ phải thuộc về bên nào.
Tiếp theo, chúng ta giải quyết bằng biện pháp hòabình, và chúng ta có cơ sở để kiên trì giải pháp hòa bình trên tinhthần tăng cường đoàn kết, hữu nghị, tăng cường sự hiểu biết và tôntrọng lẫn nhau. Trong thế giới toàn cầu hóa, Trung Quốc cần một hìnhảnh tốt đẹp để phát triển quan hệ ngoại giao, kinh tế, xã hội...
Trong không gian phát triển của Trung Quốc, phía namlà hướng tương đối ổn định, khu vực ASEAN là cửa ngõ để Trung Quốc vươnra xa hơn. Liệu Trung Quốc có thể “cắt” cái cửa này được không, làm chokhu vực này có những quốc gia không bằng lòng với chính sách của TrungQuốc được không?
Chúng ta tin tưởng các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểuđược vấn đề này. Trên cơ sở nhận thức như vậy, nhưng giải pháp củachúng ta sẽ mang lại lợi ích cho chúng ta và lợi ích cho chính TrungQuốc, và có thể sẽ được hiện thực hóa trong tương lai, tất nhiên nó sẽvô cùng lâu dài và khó khăn, nhưng phải kiên trì.
Vấn đề cần thiết nữa là chúng ta phải tăng cường sựtin cậy, hiểu biết lẫn nhau với Trung Quốc. Chúng ta muốn hòa bình, hòahiếu, chỉ muốn giữ mảnh đất, vùng biển của chúng ta theo điều luật quốctế quy định, và chúng ta cần giữ được độc lập tự chủ về đường lối.
Khi nói để bảo vệ Tổ quốc thì phải xây dựng nền quốcphòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân, trong đó xây dựng tiềmlực quốc phòng là nhiệm vụ trung tâm và là nét đặc trưng. Chúng ta phảităng cường các hoạt động đánh cá vùng biển xa, kêu gọi hợp tác đầu tư ởvùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, hình thành lực lượng kiểm ngư, pháttriển Trường Sa ngày càng tốt lên, giao lưu giữa biển đảo và bờ...
Một điểm nữa là tuyên truyền trong nhân dân. Nhân dânta rất yêu nước, sẵn sàng làm tất cả để bảo vệ Tổ quốc. Cần tuyêntruyền để dân ta hiểu Công ước Luật biển 1982 là thế nào, biển Đông củachúng ta đến đâu, chúng ta phải hành xử thế nào, các nước hành xử rasao... để mỗi người đều có tinh thần đấu tranh nhưng phải trên cơ sởluật pháp quốc tế, đấu tranh chính xác để các nước tâm phục khẩu phục,chứ không phải chỉ là những lời nói suông. Chúng ta cũng phải tuyêntruyền rộng rãi để cộng đồng thế giới biết ai đúng ai sai.
Trở lại câu chuyện tại Đối thoại Shangri-La, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói:
- Có người hỏi tôi: “Ngài có thất vọng không trướcphát biểu của một số nước năm trước rất cứng rắn, năm nay dịu giọngkhác hẳn?”. Tôi đáp: “Tôi nhận thấy điều đó, nhưng tôi không thất vọng.Trước hết là vì chúng tôi không đặt cược vào phát biểu của các nước đó.Thứ hai, tôi nghĩ do sự kiện ngày 26-5 mới diễn ra ngay trước thềm hộinghị nên thông tin về vụ việc cũng như hệ lụy của nó chưa được hiểu đầyđủ. Tôi tin một thời gian nữa khi họ hiểu đầy đủ, họ sẽ nhắc lại vấn đềnày”.
Trong thế giới mở, toàn cầu hóa hiện nay, khi có xungđột, không nước nào đứng ngoài được. Không nước nào trục lợi được cả,có chăng là trục lợi cục bộ, trục lợi tham lam. Còn nếu muốn tìm kiếmlợi ích thật sự cho đất nước mình một cách chính đáng và lâu dài thìxung đột không đem lại lợi ích cho ai cả.
Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chúng ta luôn kếthợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sức mạnh ấy là sức mạnhchính nghĩa, được thế giới thừa nhận và ngay chính nội bộ, nhân dân đấtnước gây hấn với chúng ta cũng đồng tình với chính nghĩa của chúng ta.Đó là quyền lực mềm, trong thế giới ngày nay điều đó vô cùng quantrọng. Quyền lực mềm ấy chi phối mọi hành động từ chính trị, kinh tếtới văn hóa, xã hội...
Điểm cuối cùng là chúng ta cần quan tâm xây dựng quânđội tinh gọn, hiện đại. Không trang bị vũ khí có tính chất tấn công màchỉ mang tính tự vệ. Không tham gia các liên minh quân sự. Đặc biệtkhông gây lo ngại cho bất kỳ quốc gia nào về đe dọa sử dụng vũ lực. Vừarồi chúng ta mua tàu ngầm, máy bay... hoàn toàn là để phòng thủ.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh phát biểu tại Đối thoạiShangri-La nói rằng tàu ngầm của chúng tôi chỉ hoạt động ở vùng biểnViệt Nam. Đó là điều rất hiếm, rất đặc sắc Việt Nam.
* Năng lực quân sự hiện nay đã đủ đáp ứng yêu cầu về phòng thủ biển Đông, thưa ông?
- Tôi xin nói ngay với tư cách chuyên gia quân sự,rằng không bao giờ là đủ đối với trang bị quân đội bất kỳ nước nào.Trang bị quốc phòng bao giờ cũng ở tình thế cần phát triển. Chúng tatrang bị vũ khí vừa đủ theo đường lối quân sự Việt Nam, cách đánh củaViệt Nam. Tin rằng với sức mạnh tổng hợp như đã nói, chúng ta có thểgiành chiến thắng trong mọi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
* Nhưng vấn đề là chúng ta kiểm soát toàn bộ vùngbiển thuộc chủ quyền của ta ra sao để có thể phát hiện và ngăn chặn kịpthời sự xâm nhập và xâm nhập rất sâu vào vùng chủ quyền Việt Nam để gâyhấn của tàu nước ngoài?
- Việc kiểm soát vùng biển của mọi quốc gia đều vôcùng khó khăn. Chúng ta đang cố gắng kiểm soát tốt nhất vùng biển củamình. Nhưng như sự việc ngày 26-5 vừa qua, việc lưu thông vô hại làquyền của các nước, ta không có quyền ngăn cấm, ngược lại ta còn phảibảo vệ họ. Tàu hải giám Trung Quốc vi phạm là khi bắt đầu lao vào tàuBình Minh 02 cắt cáp.
* Sự phối hợp giữa các lực lượng như hải quân,cảnh sát biển, biên phòng, kiểm ngư... như thế nào để bảo vệ chủ quyền,bảo vệ an ninh an toàn cho ngư dân?
- Chủ trương của ta trong các va chạm dân sự thì cácchủ thể dân sự giải quyết với nhau trên cơ sở giám sát của các cơ quanpháp luật, cơ sở luật pháp quốc tế và nước mình. Quân đội theo dõi,giám sát chặt chẽ không để vụ việc leo thang nhưng không tham gia giảiquyết. Như vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 vừa rồi,ta không đưa hải quân trở thành chủ thể giải quyết. Khác nhiều nước ởchỗ ấy.
Có người hỏi tôi: sao ngư dân ta bị các nước bắt thìbị phạt tiền, xử nặng nhưng khi ngư dân họ vi phạm pháp luật, chủ quyềncủa ta, ta không hành xử như thế? Ngư dân các nước cũng là người laođộng, là dân nghèo. Lỗi của họ chỉ là phần nhỏ. Lỗi chính là ở ngườiquản lý họ. Nếu vi phạm mình lập biên bản, bắt viết cam kết không táiphạm, nếu tái phạm sẽ xử lý trước pháp luật. Rồi mình cung cấp dầu,nước, lương thực mời họ ra. Cái đó là truyền thống dân tộc mình.
Nếu ngư dân mình vi phạm luật pháp nước khác, mìnhđồng tình xử lý theo pháp luật, nhưng một điều không chấp nhận được làđối xử vô nhân đạo với ngư dân. Cắt dầu, cắt nước, cắt lương thực, tháodỡ các phương tiện đi biển, phương tiện thông tin liên lạc... Đó làcách hành xử thô bạo, gây nguy hiểm tính mạng ngư dân. Chúng ta kiênquyết phản đối nhưng ta cũng không lấy hành động tương tự để trả đũa.
* Liệu cách hành xử của Philippines có giá trị tham khảo đối với Việt Nam: lập hồ sơ những vụ việc để đưa lên Liên Hiệp Quốc?
- Ở đây có hai câu hỏi: câu hỏi một, Philippines đưahải quân, không quân ra, sao Việt Nam không đưa ra? Tôi nói quan trọngnhất là chúng ta đạt được mục đích, đó là mời tàu vi phạm luật pháp về.Tàu Bình Minh 02 được bảo vệ để tiếp tục khảo sát thăm dò chính ở vùngbiển ấy. Và chúng ta phản ứng ở các kênh với Trung Quốc và công khaiminh bạch với các nước khác để thấy đúng sai. Như vậy mục đích đạtđược, không cần huy động lực lượng quân sự. Cái đó mới lâu bền, thểhiện sự kiềm chế của chúng ta, quyết tâm không để xảy ra xung đột.
Câu hỏi hai, xây dựng hồ sơ đưa lên tòa án quốc tếcũng là một lựa chọn. Nhưng xét cho cùng, Việt Nam và Trung Quốc vẫnphải giải quyết với nhau. Tòa án quốc tế đem lại chính nghĩa về mặtlương tâm, tiếng nói của cộng đồng thế giới để Trung Quốc tự nhìn nhậnlại mình. Còn về thực địa, không ai “sờ” vào được. Mình không cự tuyệtlựa chọn này. Nhưng chủ trương của ta hiện nay, theo tôi là đúng đắn,chưa cần thiết tới sự lựa chọn ấy.
* Ông đánh giá thế nào về khả năng ra đời COC (Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông)?
- COC là văn kiện cần thiết cho ASEAN và Trung Quốc,được nhiều nước quan tâm để cải thiện mối quan hệ trên biển Đông. ASEANcam kết thực hiện tốt DOC (Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biểnĐông) và tiến tới COC. Như Indonesia tuyên bố cố gắng cuối năm nay cóđược COC. Thủ tướng Campuchia Hun Sen mong muốn năm sau kỷ niệm mườinăm DOC tại Phnom Penh sẽ ký luôn COC. Hội nghị bộ trưởng quốc phòngcác nước ASEAN.5 cũng khẳng định cần khẩn trương xây dựng COC.
Tuy nhiên còn nhiều khó khăn. ASEAN và Trung Quốc chưaxác định được lộ trình tiến đến COC, còn tùy thuộc vào sự thống nhấttrong ASEAN và sự đồng tình tham gia của Trung Quốc. Nhưng trước hết,việc tạo được sự đồng thuận trong ASEAN về cố gắng xây dựng COC cũng làsức mạnh để đấu tranh.
* Đã có người ví ASEAN cần như bó đũa?
- Chúng ta không thể trông chờ ASEAN đồng thuận trongmọi vấn đề. Sự can dự của các nước vào ASEAN rất khác nhau. ASEAN chọnnhững vấn đề chung nhất để tạo sự đồng thuận và rất may mắn trong đó cóvấn đề biển Đông, vấn đề hòa bình ổn định, DOC...
Tôi rất mong có COC nhưng không coi COC là trang bịpháp lý tuyệt đối, đầy đủ để giải quyết mọi vấn đề ở biển Đông. Cái màchúng ta chờ đợi là hành động của chính mình, giải quyết trực tiếp vớinhững quốc gia có khác biệt, tranh chấp với chúng ta như đã đề cập.Không thể trông chờ vào một nước nào đó, một diễn đàn đa phương nào đóbởi những yếu tố này chỉ là hỗ trợ. Ngay cả Công ước của Liên Hiệp Quốcvề Luật biển họ còn coi thường thì cũng không lấy gì đảm bảo COC giảiquyết được vấn đề.
* Việc đầu tư nghiên cứu biển Đông, xây dựng Luật biển có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?
- Chúng ta phải luật hóa, dân sự hóa, kinh tế hóa, xãhội hóa, quốc tế hóa các hoạt động kinh tế xã hội trên vùng biển củachúng ta. Cái đó là biện pháp cơ bản, lâu dài khẳng định chủ quyền củachúng ta.
* Xin cảm ơn thứ trưởng.
* Những vụ việc gần đây trên biển Đông cho thấygiữa tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc với hành động thực tế rất khácbiệt, nói không đi đôi với làm, thậm chí việc làm đi ngược lại với lờinói. Ông nghĩ sao về việc này? - Cái đó thời gian sẽ trả lời. Bộ trưởng Lương QuangLiệt phát biểu tại Shangri-La rất tầm cỡ, rất hòa hiếu, thiện chí.Chúng ta chờ những hành động cụ thể thể hiện thiện chí đó. Còn với mộtđất nước có một sự quản lý chặt chẽ như Trung Quốc, việc cấp dưới đingược lại ý kiến cấp trên là điều khó xảy ra. Vụ tàu Bình Minh 02nghiêm trọng ở chỗ trước đây Trung Quốc cũng đã đâm tàu và cắt cáp rồi,nhưng khu vực xảy ra là ở vùng ngoài 200 hải lý hoặc vùng tranh chấp.Còn đây là vào rất sâu vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Thứ hai, khôngphải tàu cá đâm tàu cá mà đây là tàu chấp pháp xử lý một tàu dân sựtrong vùng biển Việt Nam. Thứ ba, đó là hành vi bạo lực. |
(Nguồn: TT)