Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)
Tin tức - Ngày đăng : 15:33, 04/07/2011
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Sáng 4-7, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đãkhai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Phát biểu khai mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ Hội nghị thảo luậnvà quyết định về Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương;Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư; Quychế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương; chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổsung Hiến pháp năm 1992; việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo cấp cao của các cơquan nhà nước và một số vấn đề quan trọng khác.
Về Chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Tổng Bí thưnhấn mạnh đây là công việc rất quan trọng của Hội nghị Trung ương đầu khóa, xácđịnh những nội dung, bước đi, định hướng của việc cụ thể hóa, chỉ đạo tổ chứcthực hiện Nghị quyết của Đại hội.
Với tinh thần tiếp tục đổi mới, cải tiến cáchra nghị quyết, đi đôi với việc tăng cường kiểm tra, chỉ đạo thực hiện, Tổng Bíthư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương tập trung thảo luận, lựa chọn đưa vàoChương trình những vấn đề lớn, quan trọng và cần thiết nhất, phù hợp với chứcnăng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành Trung ương; bảo đảm sự gắn kếtchặt chẽ và đồng bộ hơn các nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựngĐảng là then chốt với phát triển văn hóa, xây dựng nền tảng tinh thần của xãhội, thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới mà Đại hội XI đã xácđịnh.
Ưu tiên cho những vấn đề bức xúc, khó khăn cần tháo gỡ, giải quyết, hoặcnhững khâu cần đột phá như tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quảdoanh nghiệp nhà nước; đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; chínhsách, pháp luật về đất đai; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tàinguyên, môi trường; chính sách an sinh xã hội; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng,kiện toàn hệ thống chính trị; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêucực; phát huy dân chủ, kiện toàn bộ máy các cơ quan nhà nước; bảo vệ vững chắcđộc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; chủ động và tích cực hội nhậpquốc tế...
Về Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thưvà Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa này, Tổng Bí thư nêu rõ trên cơ sở kế thừaQuy chế làm việc của khóa X và bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội và Điều lệĐảng khóa XI, Quy chế cần có những quy định cụ thể, sát thực, bảo đảm phát huyhơn nữa dân chủ trong sinh hoạt của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, BanBí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong Đảng; giữvững chế độ lãnh đạo tập thể, tăng cường trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứngđầu; nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, đồng thời pháthuy vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác tronghệ thống chính trị; đổi mới, cải tiến chế độ làm việc, phương pháp công tác củacác cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Đây là những cơ sở quan trọng để góp phần nângcao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Đảng, tăng cường sức mạnh, sự đoàn kếtthống nhất trong Đảng, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.
Đề cập về việc triển khai chủ trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiếnpháp năm 1992, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhắc lại: Đại hội toàn quốc lầnthứ XI của Đảng, trên cơ sở tổng kết sâu sắc thực tiễn và lý luận 25 đổi mới, đãthông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 -2020, Báo cáo chính trị của Đại hội, xác định rõ mục tiêu, định hướng tiếp tụcđổi mới, phát triển toàn diện, nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.
Đại hội đãquyết định phải khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 chophù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Việc sửa đổi, bổsung Hiến pháp là công việc rất khó và hệ trọng, cần được tiến hành một cáchkhoa học và chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương.
Vì vậy, BanChấp hành Trung ương cần thảo luận, cho ý kiến về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo,các định hướng lớn và phương châm, phương pháp tiến hành nghiên cứu, tổng kết,bổ sung, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bảo đảm phát huy dân chủ, có sự tham giađông đảo của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý và lấy ý kiếnrộng rãi của nhân dân; không để các thế lực xấu, thù địch lợi dụng chống phá,xuyên tạc.
Tại Hội nghị lần này, Trung ương dành thời gian thích đáng để xem xét,quyết định việc giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt củacác cơ quan nhà nước để Quốc hội xem xét bầu hoặc phê chuẩn theo thẩm quyền.
Tổng Bí thư nhấn mạnh: việc chuẩn bị nhân sự lần này cần quán triệt và thực hiệnnhất quán phương hướng công tác cán bộ do Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảngđề ra, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, hài hòa của Đảng trên các lĩnh vực, địabàn và tạo ra sức mạnh tổng hợp chung; cố gắng xem xét một cách tổng thể, bốtrí, sắp xếp cán bộ một cách hợp lý nhất trong điều kiện cho phép; căn cứ vàotiêu chuẩn chung của cán bộ, cần chú trọng năng lực, sở trường, chuyên môn đượcđào tạo, kinh nghiệm công tác và chiều hướng phát triển; kết hợp yêu cầu trướcmắt với bước chuẩn bị cho các khóa tiếp theo, kết hợp tính kế thừa và pháttriển.
Những nội dung trình Hội nghị Trung ương lần này là những vấn đề rất cơbản và hệ trọng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương dành thời giannghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến để hoàn thiện và xem xét, quyết định vào cuốikỳ họp; tiếp tục có sự cải tiến, đổi mới, cả trong bố trí chương trình, cáchthức điều hành, thảo luận, theo hướng phát huy đầy đủ dân chủ, trí tuệ của Trungương, tận dụng tối đa thời gian, nâng cao chất lượng, hiệu quả các phiên họptrong không khí cởi mở, thẳng thắn, trách nhiệm.
Theo chương trình, Hội nghị sẽ làm việc đến ngày 10-7.
(Nguồn: TTXVN)