Kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội

Tin tức - Ngày đăng : 16:11, 26/09/2011

Tại phiên họp thường kỳ tháng 9, các thành viên Chính phủ tập trung phân tích, đánh giá nguyên nhân tình trạng lạm phát tăng cao.



Trong 2 ngày 25 và 26-9, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng NguyễnTấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên họp thường kỳ tháng Chín, thảo luận về tìnhhình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng của năm 2011, việc thực hiện Nghịquyết 11 của Chính phủ, thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong 5năm qua và phương hướng mục tiêu trong 5 năm tới.

Một trong những nội dung quan trọng được các thành viên Chính phủ tập trung thảoluận, phân tích, đánh giá là về nguyên nhân tình trạng lạm phát của Việt Namtăng cao, đồng thời đề xuất các giải pháp căn bản ứng phó có hiệu quả, phù hợpvới tình hình thực tiễn.

Tham dự phiên họp có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.

Nghị quyết đã đi vào cuộc sống

Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng Chín và 9 tháng qua, các thành viênChính phủ nhận định nhờ triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kiềm chếlạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tình hình kinh tế-xãhội của Việt Nam có xu hướng dần đi vào ổn định, lạm phát được kiềm chế, mứctăng chỉ số giá tiêu dùng thấp nhất kể từ đầu năm đến nay và là tháng thứ 2 liêntiếp đạt dưới 1%.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ tăngtrưởng cao hơn 3 lần chỉ tiêu kế hoạch đề ra, an sinh xã hội được chú trọng...

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,76%, trong đó sản xuất công nghiệp tăng 12%so với cùng kỳ; nông nghiệp tăng 4,1%; khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng15,5%; xuất khẩu đạt trên 70 tỷ USD, tăng 35,4%; vốn đầu tư nước ngoài tăng0,2%; có 675 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn trên 8,23tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 1,1 triệu người...

Nổi bật là chỉ số giá tiêu dùng tháng Chín tăng 0,82% so với tháng trước, thểhiện việc thực hiện nghiêm túc Kết luận 02-KL/TW ngày 16/3 của Bộ Chính trị vàNghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2 của Chính phủ.

Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân, thực hiệnNghị quyết 11, thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt trong tiết kiệm chitiêu, cắt giảm đầu tư, trên 900.000 hộ của thành phố đã tham gia tiết kiệm 295nghìn kWh điện, do vậy không phải cắt điện giờ cao điểm và đảm bảo đủ điện chosản xuất, 64.000 hộ có phòng trọ không tăng giá..., tạo sức mạnh tổng hợp thựchiện có hiệu quả chủ trương.

“Bà con nông dân rất phấn khởi, bởi trong khó khăn nhưng Chính phủ vẫn dànhnguồn lực lớn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, do vậy tốc độ tăng trưởng 9tháng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,39%,” Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát nói.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các thành viên Chính phủ cho rằng, tỷ lệnhập siêu tăng cao so với các tháng gần đây (tăng 26,9% so với cùng kỳ nămtrước), các doanh nghiệp vẫn khó khăn trong việc huy động tiếp cận nguồn vốn đểđầu tư sản xuất kinh doanh, giá cả đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn cònở mức khá cao, ảnh hưởng đến tâm lý chăn nuôi trong việc tái đàn và mở rộng chănnuôi...

Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, tình hình khó khăn nổi lên trong quý 4 là nhucầu nhập khẩu lớn, cân đối ngoại tệ, nhất là huy động và cho vay lớn sẽ tạo áplực về thu đổi ngoại tệ và giá, ảnh hưởng thiên tai, áp lực lạm phát tăng cao...

Trên tinh thần này, các thành viên Chính phủ kiến nghị tiếp tục thực hiện chínhsách tiền tệ chặt chẽ, bảo đảm hỗ trợ về vốn tín dụng cho các nhu cầu thiết yếunhất trong sản xuất kinh doanh, trước hết là cho nông nghiệp, nông thôn, pháttriển nguồn điện, doanh nghiệp vừa và nhỏ; tiếp tục rà soát để tháo gỡ khó khăncho đầu tư sản xuất kinh doanh và tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trườngtrong mọi khâu lưu thông...

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đề nghị tăng cường kỷ luật hành chính trongđiều hành, đặc biệt là xử lý nghiêm tình trạng đầu cơ để tăng giá hàng hóa.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng kiến nghị Chính phủ tháo gỡ khó khăncho các doanh nghiệp khi bị tác động của Nghị quyết 11, đặc biệt là các doanhnghiệp đầu tư hạ tầng do đình hoãn, dẫn đến công nợ tăng và tiếp tục triển khaimột số công trình dở dang đang thiếu vốn.

“Chính phủ xem xét hỗ trợ các tỉnh củng cố bờ bao và sơ tán dân khỏi vùng lũ ởcác tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, chuẩn bị giống cây vụ Đông ở các tỉnh phíaBắc, đồng thời mua 1 triệu liều vắcxin phòng chống dịch bệnh lợn tai xanh...,”Bộ tr ưởng Cao Đức Phát đề xuất.

Xử lý dứt điểm các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéo dài

Thảo luận về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong 5 năm qua vàphương hướng mục tiêu trong 5 năm tới, các thành viên Chính phủ cho rằng các quyđịnh liên quan đến công tác quản lý vốn, tài sản tại các doanh nghiệp do Nhànước làm chủ sở hữu trong thời gian qua cơ bản đã tạo lập môi trường và điềukiện hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

Đa số các tập đoàn, tổng công ty kinh doanh có hiệu quả, đóng góp số thu lớn chongân sách nhà nước như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệpThan-Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Lương thực Miền Nam, Tổng công ty Du lịchSài Gòn...

Nhiều tập đoàn và tổng công ty thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao trong việcgiữ chi phối, bảo đảm việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụthiết yếu của nền kinh tế đối với một số lĩnh vực như khai thác và cung cấp thancho cả nước, cung ứng nhu cầu tiêu thụ điện của toàn xã hội, cung ứng xăng dầuphục vụ tiêu dùng, thực hiện xuất khẩu và điều tiết giá lúa gạo...

Đặc biệt là các tập đoàn, Tổng công ty đóng vai trò quan trọng trong việc bìnhổn giá cả, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, ngăn ngừa suy giảm kinhtế, duy trì việc làm cho người lao động, không để xảy ra đình công và bảo đảmthu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ cũng cho rằng hiện chức năng đại diện chủsở hữu đối với doanh nghiệp còn chồng chéo, chưa có quy định cơ quan chịu tráchnhiệm trong việc quản lý... Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán báo cáo tàichính của doanh nghiệp chồng chéo.

Một số tập đoàn, tổng công ty trong những năm qua đã tham gia góp vốn vào ngânhàng thương mại cổ phần, công ty chứng khoán, bất động sản..., gây khó khăn chohoạt động sản xuất, kinh doanh chính.

Các thành viên Chính phủ kiến nghị, cần khẩn trương xây dựng và ban hành cơ chếchính sách, tổ chức thực hiện và trách nhiệm của doanh nghiệp do Nhà nước làmchủ sở hữu, sắp xếp lại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước...; kiên quyết xử lýdứt điểm các doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ kéo dài, rút vốn khỏi ngành nghề sảnxuất kinh doanh chính.

Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định trong quý 4 này, Bộ Giao thông Vận tải sẽ xửlý dứt điểm tình trạng thua lỗ kéo dài tại Tổng công ty Xây dựng đường thủy.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị Chính phủ tập trung xử lý những tồn tại ở cáctập đoàn, tổng công ty Nhà nước, trong đó sắp xếp lại tổ chức bộ máy gắn với cổphần hóa, xây dựng phương án xử lý nợ, đồng thời xử lý dứt điểm các doanh nghiệpthua lỗ kéo dài.

Kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xãhội

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá qua hơn 6 tháng thực hiệnKết luận 02 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 11 của Chính phủ, nhìn chung kinh tế-xãhội đất nước đạt được kết quả bước đầu, cần tiếp tục được phát huy.

Nổi bật làkiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Lạm phát giảm dần, thu chi ngân sáchđạt kết quả tốt (giảm bội chi xuống 4,9%), xuất khẩu tăng, nhờ đó giảm nhậpsiêu. Thặng dư cán cân thanh toán tổng thể, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh, kiểm soáttỷ giá tương đối ổn định, lãi suất còn cao nhưng có xu hướng giảm dần theo lạmphát, đầu tư phát triển, tổng đầu tư xã hội chỉ bằng 35% GDP, trong đó chủ yếulà giảm đầu tư công và nợ quốc gia vẫn trong phạm vi an toàn. Sản xuất côngnghiệp, nông nghiệp tăng trưởng khá...

An sinh xã hội trong điều kiện khó khăn vẫn được đảm bảo, trong đó tỷ lệ hộnghèo giảm 1,5%, y tế giáo dục được tập trung đầu tư, gần 2 triệu sinh viênnghèo được vay vốn đi học...

Nêu rõ những khó khăn, thách thức rất lớn không thể chủ quan, Thủ tướng NguyễnTấn Dũng nhấn mạnh mục tiêu kiên định trong công tác chỉ đạo điều hành của Chínhphủ là tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xãhội, duy trì tăng trưởng hợp lý (khoảng 6%).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung quản lý kiểm soátnợ xấu, nhất là đối với các ngân hàng cổ phần cho vay bất động sản, đồng thời cóbiện pháp kéo lãi suất giảm dần phù hợp với lạm phát và kiểm soát chặt tỷ giá,không để xảy ra biến động lớn; tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽhơn, hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành và địa phương tiếp tục rà soátvà nâng cao hiệu quả đầu tư công, tập trung vốn cho các dự án cấp bách sắp hoànthành, nhất là các dự án phát triển nguồn điện; tháo gỡ khó khăn cho các doanhnghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, trước hết là sản xuất nông nghiệp, đảmbảo lương thực thực phẩm từ nay đến Tết Nguyên đán và tập trung chỉ đạo phòngchống thiên tai.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý các bộ, ngành và địa phương tiếp tục thực hiệncó hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, tổ chức các tổ đội đánh cá hiệu quả,phối hợp kiểm soát chặt chẽ ngoại tệ và thị tr ường vàng, đảm bảo an toàn giaothông...

Đề cập về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong 5 năm qua vàphương hướng mục tiêu trong 5 năm tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Tàichính tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, xây dựng Đề án đổi mới doanhnghiệp Nhà nước, trong đó tập trung vào sắp xếp tái cơ cấu của từng tập đoàn vàtổng công ty, song song với việc đưa ra mô hình đổi mới cơ chế quản lý, cần quyđịnh rõ trách nhiệm chủ sở hữu (kiểm tra giám sát chấp hành pháp luật và côngtác cán bộ).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các tập đoàn rút vốn ra ngoài ngành sản xuấtkinh doanh chính, dẹp bỏ các công ty tài chính thuộc Tập đoàn và đẩy mạnh sắpxếp cổ phần hóa doanh nghiệp...

Đề nghị các bộ, ngành chuẩn bị xây dựng kế hoạch năm 2012, Thủ tướng Nguyễn TấnDũng đã phân tích một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng lạm phát cao ở Việt Nam;yêu cầu các bộ, ngành nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong công tác chỉđạo điều hành nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hộiđã đề ra.

Thiện Thuật(TTXVN/Vietnam+)