Tuyên bố chung Việt-Ấn
Tin tức - Ngày đăng : 07:16, 13/10/2011
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN
Ngày 12-10, tại thủ đô New Delhi, Việt Nam và Ấn Độ đã ra Tuyên bố chung vềchuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phunhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Việt Nam.
Hải Dương Online trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:
1. Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ Pratibha DevisinghPatil, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngài Trương Tấn Sang vàPhu nhân đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ từ ngày 11 đến 13-10-2011.
2. Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã diễn ra tại Phủ Tổngthống ở Thủ đô New Delhi ngày 12-10-2011. Chủ tịch nước đã đặt vòng hoa tại Đàitưởng niệm lãnh tụ Mahatma Gandhi ở Rahat; hội kiến và dự chiêu đãi trọng thểcủa Tổng thống Pratibha Devisingh Patil; hội đàm với Thủ tướng Mamohan Singh;tiếp Chủ tịch Hạ viện Meira Kumar, Bộ trưởng Ngoại giao S.M. Krishna, Bộ trưởngQuốc phòng A.K. Antony, và lãnh tụ đối lập tại Quốc hội Susma Soarai.
3. Trong chuyến thăm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã thăm thành phốBangalore và hội kiến với Thống đốc bang Karnakata, thăm thành phố Mumbai và hộikiến với Thống đốc bang Maharastra, tiếp một số doanh nghiệp hàng đầu ở cácthành phố New Delhi và Mumbai.
4. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Tiến sỹ Mamohan Singh đãchứng kiến lễ ký các hiệp định và thỏa thuận hợp tác song phương.
5. Tổng thống Pratibha Devisingh Patil và Thủ tướng Mamohan Singh chúcmừng Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ XI và cuộc bầu cử Quốchội khoá 13. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao những thành tựu to lớnvề mọi mặt mà Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Ấn Độ giành được trong công cuộcxây dựng và phát triển đất nước, không ngừng nâng cao vai trò và vị thế của ẤnĐộ ở khu vực và trên thế giới.
6. Các vị lãnh đạo của hai nước đã trao đổi quan điểm trong không khí thânmật, gần gũi và tin cậy về tất cả các lĩnh vực hợp tác song phương cũng như cácvấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Hai bên hoan nghênh sự phát triển bềnvững của mối quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược giữa Việt Namvà Ấn Độ. Hai bên nhắc lại những đóng góp to lớn của cố Thủ tướng JawaharlalNeru và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của tình hữu nghị Ấn Độ-ViệtNam, mối quan hệ đó đã được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước gìn giữ,vun đắp và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hai bên nhất trí lấy năm 2012 là NămHữu nghị Việt Nam-Ấn Độ để kỷ niệm 40 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giaođầy đủ (7-1-1972-7-1-2012) và 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược(6-7-2007-6-7-2012). Phía Ấn Độ cũng sẽ tổ chức “Năm Ấn Độ ở Việt Nam” trong năm2012 với nhiều sự kiện văn hóa như biểu diễn nghệ thuật, liên hoan phim, ẩm thựcvà tranh ảnh ở nhiều thành phố của Việt Nam.
7. Hai bên đánh giá cao và nhất trí tăng cường hơn nữa các chuyến thăm,tiếp xúc cấp cao giữa hai nước trong thời gian tới. Hai bên lưu ý rằng tiềm nănghợp tác giữa hai nước còn lớn và nhất trí tăng cường mạnh mẽ các nội hàm của mốiquan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước dựa trên các trụ cột thenchốt là hợp tác về chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa và đào tạonguồn nhân lực. Hai bên cũng đánh giá cao kết quả của kỳ họp lần thứ 14 của Uỷban Hỗn hợp về Hợp tác Thương mại, Kinh tế và Khoa học - Kỹ thuật cấp Bộ trưởngNgoại giao, Tham khảo chính trị lần thứ 5 và Đối thoại chiến lược lần thứ 2 cấpThứ trưởng Ngoại giao.
8. Các vị lãnh đạo nhất trí làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị truyềnthống và đối tác chiến lược, tăng thêm các chương trình, dự án cụ thể và mở rộnghợp tác sang các lĩnh vực mới, có tính đến tình hình kinh tế và chính trị đangthay đổi cả ở khu vực và quốc tế. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hơn nữaquan hệ hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế-thương mại-đầu tư, tàichính, khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, văn hóa, nông-ngưnghiệp-thủy sản…; đồng thời phấn đấu mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực giàu tiềmnăng khác như khoa học-công nghệ cao, tư pháp, y tế, thông tin-truyền thông, dulịch, thể thao, báo chí và các lĩnh vực khác mà hai nước cùng quan tâm. Hai bênhài lòng với việc thành lập Diễn đàn Doanh nghiệp Việt-Ấn, Trung tâm Đào tạonguồn Nhân lực cao cấp về Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ARC-ICT) và Việnnghiên cứu Ấn Độ và Tây-Nam Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Việt Nam hoannghênh việc Ấn Độ tuyên bố thành lập Trung tâm Văn hóa ở Hà Nội.
9. Hai bên hài lòng nhận thấy kim ngạch thương mại hai chiều thời gian gầnđây tăng trưởng tốt và thâm hụt thương mại của Việt Nam bước đầu giảm xuống. Chủtịch nước Trương Tấn Sang khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam. Hai bên nhất trí tăng cường các hoạt động xúctiến thương mại, đầu tư, khuyến khích hợp tác ở khu vực tư nhân. Hai bên đặt mụctiêu đạt 7 tỷ USD thương mại song phương vào năm 2015. Hai bên hoan nghênh việcHiệp định tự do thương mại ASEAN-Ấn Độ về hàng hóa có hiệu lực và nhất trí hợptác để sớm kết thúc Hiệp định tự do thương mại ASEAN-Ấn Độ về dịch vụ và đầu tư.
10. Hai bên hoan nghênh sự tăng cường hơn nữa hợp tác về quốc phòng-anninh. Hai bên bày tỏ sự hài lòng với kết quả của cuộc họp Đối thoại an ninh ViệtNam-Ấn Độ lần thứ 6 cấp Thứ trưởng Quốc phòng, việc thiết lập cơ chế đối thoại 2năm một lần về các vấn đề an ninh giữa Bộ Nội vụ Ấn Độ và Bộ Công an Việt Nam vànhất trí hợp tác để sớm hoàn thành Trung tâm Indra Gandhi khôi phục dữ liệu,chứng cứ tội phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phía Việt Nam hoan nghênh đề nghịhuấn luyện và nâng cao năng lực cho lực lượng công an Việt Nam.
11. Hai bên đánh giá cao việc ký kết Hiệp định Dẫn độ Tội phạm, Bản ghinhớ về “Năm Hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ 2012,” Bản ghi nhớ hợp tác giữa Tập đoàn dầukhí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ (ONGC), Chương trình hành động2011-2013 về nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, Chương trình giaolưu văn hóa Việt Nam-Ấn Độ 2011-2014, Nghị định thư về văn hóa năm 2012 và nhấttrí thúc đẩy việc đàm phán để sớm ký kết các văn bản hợp tác trên các lĩnh vựckhác như đã thỏa thuận trong kỳ họp lần thứ 14 của Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tácThương mại, Kinh tế và Khoa học - Kỹ thuật. Phía việt Nam hoan nghênh công bốcủa Thủ tướng Ấn Độ tăng số học bổng ITEC từ 75 lên 150 từ năm 2012.
12. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao sự giúp đỡ và hỗ trợ củaNhà nước, Chính phủ và nhân dân Ấn Độ trong thời gian qua, coi đây là biểu hiệnsinh động của mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp giữa hainước. Chính phủ Ấn Độ đồng ý sẽ cung cấp cho Việt Nam các khoản tín dụng mới vớiđiều kiện thuận lợi hơn đối với các dự án về cơ sở hạ tầng, dầu khí, điện vàtruyền tải điện và các lĩnh vực Việt Nam có yêu cầu; trước hết xem xét dànhriêng cho Việt Nam một khoản tín dụng.
Chủ tịch nước Trường Tấn Sang đặt vòng hoa tại mộ cố Thủ tướng Ấn Độ Mahatma Gandhi tại Thủ đô New Dehli. Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN.
13. Các vị lãnh đạo khẳng định lại mong muốn và quyết tâm hợp tác vì hòabình và ổn định của khu vực và thế giới và nhất trí tăng cường hơn nữa sự hợptác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt là trong hợp tác ASEAN - Ấn Độvà sông Mekong-sông Hằng cũng như tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghịcấp cao Á-Âu (ASEM), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Tổ chức Thương mại thế giới(WTO), Liên hợp quốc và Phong trào không liên kết. Phía Việt Nam tái khẳng địnhsự ủng hộ mạnh mẽ của mình đối với chính sách hướng Đông của Ấn Độ và việc Ấn Độtăng cường quan hệ với ASEAN. Phía Ấn Độ chúc mừng Việt Nam đã đảm nhiệm thànhcông vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010, cảm ơn sự ủng hộ của Việt Nam đối với việcẤn Độ trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mở rộngvà dự thảo nghị quyết ngắn của Nhóm các nước gồm Ấn Độ, Braxin, Đức và Nhật Bản(G-4) về cải tổ Liên hợp quốc.
14. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định vàviệc đảm bảo an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở biển cả. Hai bên nhất trí chorằng tranh chấp trên Biển Đông cần được các bên liên quan giải quyết thông quacác biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợpvới các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốcvề Luật biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002.
15. Hai bên nhất trí gia tăng hợp tác trong lĩnh vực tăng cường năng lực,giúp đỡ kỹ thuật và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan liên quan của hai nướcnhằm đảm bảo an ninh hàng hải, trong đó có việc chống cướp biển, ngăn chặn ônhiễm và tìm kiếm cứu hộ... trên biển.
16. Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác để đối phó hiệu quả các hiểmhọa an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thiêntai, an ninh năng lượng, HIV/AIDS, dịch bệnh.
17. Hai bên đồng ý hợp tác chặt chẽ tại EAS để thúc đẩy đối thoại và hợptác về các vấn đề kinh tế, chính trị và chiến lược cùng quan tâm vì hòa bình, ổnđịnh, phát triển và thịnh vượng ở Đông Á.
18. Hai bên lên án mạnh mẽ chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức và quyếttâm tăng cường hợp tác trong các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm ngănchặn hiểm dọa này một cách toàn diện. Hai bên nhất trí hợp tác chặt chẽ để sớmhoàn thiện Công ước Toàn diện về chống Khủng bố Quốc tế mà Ấn Độ đã đưa ra dựthảo tại Liên Hợp quốc năm 1996.
19. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cám ơn Nhà nước và nhân dânẤn Độ về sự đón tiếp rất nồng hậu dành cho Chủ tịch nước và Phu nhân cùng Đoànđại biểu cấp cao Nhà nước Việt Nam trong chuyến thăm Nhà nước tới nước Cộng hòaẤn Độ.
(Nguồn: TTXVN)