Vỡ nợ tín dụng đen thể hiện bất ổn hệ thống tài chính
Thị trường - Ngày đăng : 14:25, 20/10/2011
Từ Tết Nguyên đán đến nay, Hà Nội liên tục xảy ra các vụ vỡ nợ lên tới hàng trăm tỷ đồng. Hàng loạt vụ xảy ra ở Đan Phượng, Phú Xuyên với số nợ lên tới 300-400 tỷ đồng. Sau khi hứa hẹn trả lãi suất cao chót vót, chủ nợ đã bỏ trốn.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, những vụ vỡ nợ liên tiếp xảy ra gần đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng, chứng khoán ảm đạm, vàng bấp bênh, người dân có xu hướng sẵn sàng chấp nhận cuộc chơi mang tính siêu rủi ro để thu được lợi nhuận "kếch xù".
Những vụ vỡ nợ gần đây khiến Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhớ tới câu chuyện của Nguyễn Văn Mười Hai vào cuối những năm 1980. Chủ nợ đưa ra những thủ đoạn tinh vi đánh vào tâm lý hám lợi của người dân. Mức lãi lên tới 10 nghìn đồng cho mỗi triệu trong một ngày khiến không ít người bị "mờ mắt".
"Tôi đã chứng kiến những người nông dân cả đời tiết kiệm để rồi mất trắng vì bắt tay với các tổ chức tín dụng đen. Chính trong bối cảnh kinh tế khó khăn, hàng loạt vụ vỡ nợ mới có cơ hội bùng nổ", ông Doanh nói.
Còn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, người dân dễ dàng bỏ qua các kênh huy động hợp pháp vì họ đang mất dần lòng tin. Bà Lan phân tích, chuyện vay nợ tín dụng đen đã xảy ra rất lâu. Ở nhiều vùng quê vẫn hình thành cuộc chơi họ, chơi hụi của những tiểu thương nhưng khi có nhu cầu họ vẫn gửi tiền vào quỹ tín dụng nhân dân, cao hơn là hợp tác xã tín dụng hoặc các ngân hàng.
Nhưng hiện nay, các nhà băng đua nhau huy động vốn, rồi "qua đêm" với nhau. Mặc dù có quy định trần lãi suất, thậm chí bảng điện tử thông báo lãi suất 14% nhưng không ít ngân hàng vẫn huy động thực tế với con số 17%-18%. Tài sản thế chấp của người dân đáng giá 100, nhưng chỉ định giá cho khách 70. Bên cạnh đó, một số giám đốc, nhân viên ngân hàng đã lợi dụng chức vụ, bắt chẹt khách hàng để tham nhũng hàng tỷ đồng. Theo bà Lan, việc huy động lãi suất vượt trần, định giá tài sản thấp và nhiều cán bộ ngân hàng thoái hóa làm người dân mất lòng tin vào hệ thống ngân hàng.
"Mất lòng tin vào nhà băng, người cần tiền phải vay vốn của tín dụng đen; còn người có tiền thì gửi ở bên ngoài để lấy lãi suất cao hơn thay vì gửi ngân hàng", bà Lan chia sẻ
Nữ chuyên gia này cho rằng, trong 3 quý vừa qua, những chao đảo của kinh tế vĩ mô, lạm phát, tín dụng ngân hàng thắt chặt khiến nhiều nhà đầu tư, người dân tham gia thị trường bối rối. Những đối tượng lừa đảo nắm bắt rõ tâm lý này nên đã câu nhử bằng mức lãi suất cao chót vót. Hệ thống tín dụng ngân hàng chưa tạo được lòng tin cao sẽ đẩy khách hàng tìm đến các hợp đồng "đen".
"Nếu có kênh vay vốn ngân hàng phát triển tốt thì tín dụng đen sẽ ít cơ hội phát triển. Ngân hàng cần tái cấu trúc, cắt bỏ ung nhọt bằng cách loại bỏ những cán bộ tham nhũng thì mới lấy lại lòng tin của khách hàng", bà Lan cho hay.
Theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc bục ra hàng loạt các vụ vỡ nợ là khó khăn về vốn. Nguyên thống đốc ngân hàng chia sẻ, mặc dù nhà băng khẳng định ưu tiên vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu và ưu tiên phát triển nông thôn nhưng thực tế các đơn vị này rất khó tiếp cận vốn.
Giới chuyên gia nhận định, góc khuất của hàng loạt các vụ vỡ nợ xảy ra gần đây là những vấn đề bất ổn trong hệ thống tài chính.Từ Tết Nguyên đán đến nay, Hà Nội liên tục xảy ra các vụ vỡ nợ lên tới hàng trăm tỷ đồng. Hàng loạt vụ xảy ra ở Đan Phượng, Phú Xuyên với số nợ lên tới 300-400 tỷ đồng. Sau khi hứa hẹn trả lãi suất cao chót vót, chủ nợ đã bỏ trốn.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, những vụ vỡ nợ liên tiếp xảy ra gần đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng, chứng khoán ảm đạm, vàng bấp bênh, người dân có xu hướng sẵn sàng chấp nhận cuộc chơi mang tính siêu rủi ro để thu được lợi nhuận "kếch xù".
Những vụ vỡ nợ gần đây khiến Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhớ tới câu chuyện của Nguyễn Văn Mười Hai vào cuối những năm 1980. Chủ nợ đưa ra những thủ đoạn tinh vi đánh vào tâm lý hám lợi của người dân. Mức lãi lên tới 10.000 đồng cho mỗi triệu trong một ngày khiến không ít người bị "mờ mắt".
Chính trong bối cảnh kinh tế khó khăn, hàng loạt vụ vỡ nợ mới có cơ hội bùng nổ. Ảnh: Hoàng Hà |
"Tôi đã chứng kiến những người nông dân cả đời tiết kiệm để rồi mất trắng vì bắt tay với các tổ chức tín dụng đen. Chính trong bối cảnh kinh tế khó khăn, hàng loạt vụ vỡ nợ mới có cơ hội bùng nổ", ông Doanh nói.
Còn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, người dân dễ dàng bỏ qua các kênh huy động hợp pháp vì họ đang mất dần lòng tin. Bà Lan phân tích, chuyện vay nợ tín dụng đen đã xảy ra rất lâu. Ở nhiều vùng quê vẫn hình thành cuộc chơi họ, chơi hụi của những tiểu thương nhưng khi có nhu cầu họ vẫn gửi tiền vào quỹ tín dụng nhân dân, cao hơn là hợp tác xã tín dụng hoặc các ngân hàng.
Nhưng hiện nay, các nhà băng đua nhau huy động vốn, rồi "qua đêm" với nhau. Mặc dù có quy định trần lãi suất, thậm chí bảng điện tử thông báo lãi suất 14% nhưng không ít ngân hàng vẫn huy động thực tế với con số 17%-18%. Tài sản thế chấp của người dân đáng giá 100, nhưng chỉ định giá cho khách 70. Bên cạnh đó, một số giám đốc, nhân viên ngân hàng đã lợi dụng chức vụ, bắt chẹt khách hàng để tham nhũng hàng tỷ đồng. Theo bà Lan, việc huy động lãi suất vượt trần, định giá tài sản thấp và nhiều cán bộ ngân hàng thoái hóa làm người dân mất lòng tin vào hệ thống ngân hàng.
"Mất lòng tin vào nhà băng, người cần tiền phải vay vốn của tín dụng đen; còn người có tiền thì gửi ở bên ngoài để lấy lãi suất cao hơn thay vì gửi ngân hàng", bà Lan chia sẻ
Nữ chuyên gia này cho rằng, trong 3 quý vừa qua, những chao đảo của kinh tế vĩ mô, lạm phát, tín dụng ngân hàng thắt chặt khiến nhiều nhà đầu tư, người dân tham gia thị trường bối rối. Những đối tượng lừa đảo nắm bắt rõ tâm lý này nên đã câu nhử bằng mức lãi suất cao chót vót. Hệ thống tín dụng ngân hàng chưa tạo được lòng tin cao sẽ đẩy khách hàng tìm đến các hợp đồng "đen".
"Nếu có kênh vay vốn ngân hàng phát triển tốt thì tín dụng đen sẽ ít cơ hội phát triển. Ngân hàng cần tái cấu trúc, cắt bỏ ung nhọt bằng cách loại bỏ những cán bộ tham nhũng thì mới lấy lại lòng tin của khách hàng", bà Lan cho hay.
Theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc bục ra hàng loạt các vụ vỡ nợ là khó khăn về vốn. Nguyên thống đốc ngân hàng chia sẻ, mặc dù nhà băng khẳng định ưu tiên vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu và ưu tiên phát triển nông thôn nhưng thực tế các đơn vị này rất khó tiếp cận vốn.
Ông Kiêm nhấn mạnh, khi không tiếp cận được từ phía ngân hàng, người dân, doanh nghiệp sẽ phải tìm đến các tổ chức tín dụng đen, và họ sẵn sàng mạo hiểm. Nếu nguồn vốn còn căng thẳng, ông Kiêm nói, nhiều câu chuyện xung quanh tín dụng đen sẽ còn tốn nhiều giấy mực.
Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho hay, ở Việt Nam các quỹ tín dụng "siêu nhỏ" phục vụ cho người dân chưa nhiều. Trích số liệu từ VCCI, chuyên gia này cho biết, 65% nông dân vẫn chưa tiếp cận được vốn vay ngân hàng, trong khi đó nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nông thôn rất lớn. Theo ông Doanh, cần mở rộng các quỹ tín dụng phục vụ cho các đối tượng ở nông thôn, ví dụ như quỹ xóa đói giảm nghèo, mô hình như quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ cần nhân rộng.
Ngoài ra, ông Doanh nhấn mạnh, một trong các lý do để các đơn vị tín dụng đen có cơ hội phát triển là luật pháp còn nhiều lỗ hổng, chưa quy được trách nhiệm. "Nếu quy trách nhiệm cho những cán bộ như tổ trưởng ở phường xã, thị trấn- những người sâu sát nhất về nhân sự địa phương thì các tổ chức tín dụng đen sẽ bị đẩy lùi", ông Doanh nói.
Hoàng Lan (VnE)