Thảo luận Luật Giáo dục đại học
Tin tức - Ngày đăng : 04:22, 15/11/2011
Đa số đại biểu Quốc hội cho rằng cần giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các đại học nhưng phải tăng cường kiểm định chất lượng đại học.
Ông Lê Văn Học, đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng, phát biểu ý kiến
Quy định quyền tự chủ cho các đại học còn quá khắt khe
Đây là ý kiến của đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) vàcũng là ý kiến của nhiều đại biểu khác. Dẫn lời một giáo sư đã đóng gópcho Luật giáo dục đại học là “nghe có vẻ thoáng nhưng quy định cụ thểlại không như vậy,” đại biểu nêu dẫn chứng: Chương IV dự thảo Luật vềhoạt động đào tạo có 6 điều thì có tới 5 điều quy định thẩm quyền cho Bộtrưởng quy định, từ mở ngành, chuyên ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinhvà tổ chức tuyển sinh, chương trình, giáo trình đến tổ chức và quản lýđào tạo, văn bằng giáo dục đại học.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn tham gia quá sâuvào chương trình đào tạo, quy chế thi, cấp văn bằng, nhân sự… như Điều62 dự thảo Luật là không cần thiết.
“Nên quy định vềtự chủ, tự chịu trách nhiệm ngay trong luật này, cùng với đó, nên quyđịnh về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trongviệc tự chủ, tự chịu trách nhiệm” – đại biểu Hồ Thị Thủy kiến nghị.
Còncác đại biểu Lê Văn Học, Nguyễn Văn Tuyết, Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh),Phạm Thị Trung (Kon Tum) thì cho rằng quyền tự chủ là vấn đề trọngtâm, cần thiết, Luật cần quy định chi tiết hơn về lộ trình thực hiệnquyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học và việc kiểm tra, giám sátcũng như chế tài xử lý vi phạm và các điều kiện để bảo đảm thực hiệnđược quyền tự chủ này.
Các đại biểu cũng cho rằng, trước mắt chỉ nên giao cho cơ sơđủ năng lực, đồng thời ban hành quy định về tiêu chí nào, tiêu chuẩnnào thì được giao quyền tự chủ và tự chủ ở mức nào. Không chờ đến khiLuật ra đời mới làm mà phải vận dụng nền pháp lý đang có để thực hiệntừng bước, từng phần giao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục đại học.
Tăng cường kiểm định chất lượng
Các đại biểu cho rằng tăng quyền tự chủ nhưng phải tăng cường kiểmđịnh chất lượng giáo dục, không chỉ sử dụng quyền lực kiểm định của BộGiáo dục và Đào tạo mà cần có sự tham gia của cả các tổ chức, hiệp hộingành nghề chuyên môn.
Đại đa số các đại biểu đề xuất việc kiểm địnhchất lượng đối với các cơ sở giáo dục đại học là điều bắt buộc nhằm giúpcác trường nâng cao chất lượng.
Nhiều đại biểu cũng đề nghị cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục phảilà đơn vị độc lập với cơ quan quản lý nhà nước. Luật cần bổ sung cơ chếchế tài đối với những hành vi vi phạm về kiểm định chất lượng giáo dụcđốivới cơ sở giáo dục đại học và cả những tổ chức thực hiện việc kiểmđịnh để đảm bảo công bằng giữa các cơ sở giáo dục.
Có ý kiến cho rằng kiểm định chất lượng giáo dục thực tiễnchỉ có độc lập và phi lợi nhuận mới có hiệu quả, do vậy cần thành lậpcác tổ chức kiểm định độc lập ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Hội đồng trường - không nên thành lập ồ ạt
Đóng góp cho nội dung về Hội đồng trường, đại biểu Lê Văn Học (LâmĐồng) nhận định quy định về Hội đồng trường như trước đây không có tácdụng nhiều, cái gì cũng xin phép nhà nước. Nếu thực hiện tăng quyền tựchủ thì phải có Hội đồng để thực hiện giám sát toàn bộ hoạt động của Nhàtrường.
Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho rằng Luậtchưa quy định cụ thể về cơ cấu, thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấuhoạt động của Hội đồng trường, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hộiđồng trường, mối quan hệ giữa Hội đồng trường, hiệu trưởng và các tổchức khác.
Nhiều đại biểu cũng đồng tình không nên quyđịnh Giám đốc hoặc Hiệu trưởng kiêm Chủ tịch Hội đồng trường vì liênquan đến hoạt động giám sát của Hội đồng trường.
Kết luận nội dung này, Phó Chủtịch Quốc hội Tòng Thị Phóng khẳng định sau phiên họp, dự án Luật sẽtiếp tục được thảo luận kỹ, tiếp thu tối đa các ý kiến để có thể thôngqua tại kỳ họp sau. Quốc hội giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chứchội nghị đại biểu chuyên trách mời thành viên của Ủy ban Văn hóa, Giáodục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng tổ chức hội nghị vào đầu 2012 đểtiếp tục lấy ý kiến và tổ chức các hội thảo lắng nghe thêm ý kiến củacác chuyên gia và nhà giáo.
Trước đó, vào đầu buổichiều, các đại biểu đã nghe báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểuQuốc hội về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2012, nghe vàbiểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về phân bổ ngân sách Trungương năm 2012. Với 82,4% đại biểu tán thành, thông qua Nghị quyết củaQuốc hội về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2012.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)