Chất vấn thẳng thắn các vấn đề giáo dục
Tin tức - Ngày đăng : 15:35, 24/11/2011
Bà Điều Huỳnh Sang, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước, chất vấn
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận
Sáng 24-11, ngay khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận đăng đàn trả lời chấtvấn, đã có 24 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn, tập trung vào các vấn đề vềchất lượng giáo dục phổ thông, đại học; việc thành lập quá nhiều trường đại họcdẫn đến không tuyển đủ sinh viên; vấn đề thiếu trường mầm non công lập, chế độchính sách cho đội ngũ giáo viên mầm non; giải pháp đảm bảo công bằng và chấtlượng giáo dục ở vùng miền núi, dân tộc.
Nâng cao chất lượng giáo dục bậc đại học
Trả lời câu hỏi của của các đại biểu: Phan Văn Tường (Thái Nguyên), Trần Du Lịch(Thành phố Hồ Chí Minh) liên quan đến sự yếu kém của chất lượng giáo dục bậc đại học:nhiều trường đại học được thành lập nhưng không tuyển đủ sinh viên.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, gần đây Bộ đã từng bước giảm nhịp độ thànhlập mới trường đại học. Từ 2006-2011), cả nước có thêm 84 trường đại học,trong đó 33 trường thành lập mới và 51 trường nâng cấp từ cao đẳng lên, bìnhquân mỗi năm thành lập 14 trường. Trong 3 năm đầu (từ 2006-2008) đã thành lậpmới 24 trường và nâng cấp 25 trường, bình quân mỗi năm thành lập 16 trường.
Trong 3 năm sau (2009-7/2011) có 26 trường cao đẳng nâng cấp thành đại học vàthành lập 9 trường đại học mới, bình quân mỗi năm thành lập 12 trường. Như vậy,số lượng trường đại học thành lập mới trong 3 năm gần đây đã giảm nhiều. Cácđiều kiện thành lập trường và cho phép trường đại học hoạt động cũng đã đượcđiều chỉnh theo hướng nâng cao, tránh tình trạng chất lượng đào tạo kém.
Về lý do các trường không tuyển đủ sinh viên, theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, khôngchỉ năm nay một số trường không tuyển đủ chỉ tiêu mà trong những năm trước đócũng có hiện tượng này. Nguyên nhân do một số ngành học dù rất cần thiết cho sựphát triển kinh tế - xã hội như nông lâm ngư nghiệp, khoa học cơ bản, sư phạm,khoa học xã hội, nhân văn... nhưng do sau khi tốt nghiệp khó xin được việc làm,công việc không hấp dẫn; Một số trường không đủ điều kiện, không đảm bảo chấtlượng đào tạo nên không thu hút sinh viên vào học.
Bên cạnh đó hiện nay nhiều trường cùng mở các chuyên ngành đào tạo giống nhaunhư kế toán, tài chính- ngân hàng, quản trị kinh doanh... làm phân tán nhu cầuhọc sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu công khai thông tin về số lượng đội ngũgiáo viên, cơ sở vật chất và các điều kiện khác, do vậy, phụ huynh và học sinhcó điều kiện tìm hiểu rõ về chất lượng nhà trường. Trước tình trạng một sốtrường đại học kiến nghị hạ điểm sàn để tuyển đủ chỉ tiêu nhưng để đảm bảo chấtlượng Bộ kiên quyết không chấp thuận hạ điểm chuẩn đầu vào đại học, cao đẳng.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng thẳng thắn thừa nhận dù có tiến bộ nhưng chất lượngđào tạo nguồn nhân lực nói chung và bậc đại học ở nước hiện còn nhiều bất cập,yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, còn một khoảng cáchso với các nước tiến tiến trên thế giới và trong khu vực, chưa đáp ứng nguyệnvọng của nhân dân. Để giải quyết tình trạng này, không có con đường nào khác làphải Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà như đúng Nghị quyết Đạihội Đảng lần thứ XI đã đề ra.
Giải đáp câu hỏi của các đại biểu về giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạihọc, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ đã và đang tiến hành thanh tra, kiểmtra chất lượng các trường đại học, trên cơ sở đó chấn chỉnh, củng cố và từngbước nâng cao chất lượng các trường. Sau khi thanh tra, năm vừa qua, Bộ đã dừngtuyển sinh của 2 trường. Sắp tới sẽ thanh tra tiếp 20 trường.
Bộ đã thực hiệngiảm chỉ tiêu tuyển sinh không chính quy : năm 2010 giảm 20% và năm 2011 giảm40% so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy)... đảm bảo quy mô đào tạo củatrường tương xứng với điều kiện dạy và học. Giải pháp tiếp theo là nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên, xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn, liên kết để cáctrường trong cùng hệ thống, cùng ngành nghề phối hợp, giúp đỡ nhau.
Bộ chỉ đạo trường mạnh giúp đỡ trường yếu trong xây dựng chương trình, đàotạo đội ngũ giáo viên; đồng thời thực hiện gắn đào tạo theo nhu cầu xã hội.Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lựccho phát triển đất nước, Bộ tiếp tục xem xét, đánh giá lại kết quả, hiệu quả củaviệc mở trường trong giai đoạn 2001-2010 để đề xuất, kiến nghị với Thủ tướngChính phủ sửa đổi, điều chính một số mục tiêu, chỉ tiêu phù hợp với Quy hoạchphát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
Đại biểu Đoàn Nguyễn Thúy Trang (Thành phố Hồ Chí Minh) đề nghị Bộ trưởng cógiải pháp khắc phục cơ bản sự mất cân đối trong khối ngành tuyển sinh đại học.Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng, không chỉ khối ngành Khoa học xã hội nhân vănmà cả một số ngành khác như nông lâm ngư, kiến trúc xây dựng cũng tương tự. Đâylà thực trạng mất cân đối giữa nhu cầu đăng ký học và việc bố trí cơ cấu laođộng và nhu cầu nhân lực của xã hội.
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo việc quy hoạch phát triển nguồn nhânlực theo lộ trình, công bố rộng rãi cơ cấu và nhu cầu dự báo về nguồn nhân lựcđể làm cơ sở tham khảo, cân nhắc điều chỉnh quyết định lựa chọn ngành nghề đăngký thi cho các thí sinh.
Bộ cũng tăng cường hoạt động giáo dục truyền thông,định hướng nghề nghiệp, giải quyết triệt để hơn việc phân luồng học sinh sauTrung học cơ sở để các em có ý thức về nghề nghiệp, lựa chọn ngành nghề đồngthời nghiên cứu, đề xuất thay đổi, bổ sung một số chính sách đối với các ngànhnghề có đặc thù không thu hút thí sinh.
Cần quan tâm hơn đến giáo dục mầm non
Trước băn khoăn của một số đại biểu về giáo dục mầm non, Bộ trưởng Phạm Vũ Luậnthừa nhận thiếu sót trước đây trong việc nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọngvà vị trí của giáo dục mầm non. Hiện nay, theo Quyết định 60, 61 của Thủ tướngChính phủ, trước hết là cần giải quyết những khó khăn về cơ sở vật chất; tiếptục xóa bản trắng, làng trắng cơ sở giáo dục mầm non; khắc phục những bất cập vềchế độ chính sách đối với giáo viên mầm non ngoài công lập.
Theo Bộ trưởng, điều kiện chung hiện nay Chính phủ mới phê duyệt cho Bộ thựchiện đề án phổ cập mầm non 5 tuổi, đối với các bậc nhỏ hơn còn phụ thuộc vàođiều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương. Bộ đang phối hợp nghiên cứu, triểnkhai xã hội hóa các hình thức như nhóm trẻ gia đình; chế độ chính sách đối vớigiáo viên, bảo mẫu; khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng lớp mẫu giáo,mầm non tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đồng tình với bức xúc của các đại biểu và cử tri về nhucầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ từ 3-72 tháng tuổi trong trường mầm non nhất là ởkhu công nghiệp, khu chế xuất, có nhiều công nhân trẻ nhưng hiện nay các trườngcông lập chỉ nhận các cháu từ 12 tháng trở lên. Nguyên nhân do khó khăn về điềukiện đất đai, nhất là ở các thành phố lớn nên không đủ trường mầm non, nhất làmầm non công lập.
Trong điều kiện đó, khó khăn nhiều nhất lại dồn về bậc học nhỏ nhất 3 thángđến 1 năm tuổi bởi bậc học này cần cơ sở vật chất và điều kiện cao hơn. Làm việcvới các địa phương, nhất là những nơi có khu công nghiệp, Bộ cũng nhìn thấy rõnhững khó khăn về vấn đề này, sẽ tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộtrưởng đã tiếp thu ý kiến của đại biểu Trương Thị Ánh về thực trạng giáo viênmầm non công lập vừa phải đứng lớp giảng dạy vừa phải làm các công việc của bảomẫu: vệ sinh, phục vụ các cháu,... và cam kết sẽ làm việc với các Bộ Nội vụ, Laođộng thương binh xã hội... để giải quyết bất cập liên quan đến chế độ cô bảomẫu, thang bảng lương cho giáo viên mầm non.
Tại phiên họp, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng trả lời chất vấn của các đại biểuliên quan đến vấn đề dạy thêm, học thêm tràn lan; công tác thu hút giáo viênvùng dân tộc; lạm thu.
Đã chấm dứt tình trạng thầy nhiều hơn thợ
Cuối phiên trả lời chất vấn về vấn đề giáo dục đào tạo, Quốc hội đã dành thờigian để Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân thay mặt Chính phủ báo cáothêm. Phó Thủ tướng cho biết: trong 10 năm qua, tỷ lệ người được đào tạo nghềnghiệp đã tăng từ 16% lên 40%. Dù rằng còn nhiều việc phải làm nhưng đây là tỷlệ rất quan trọng, bởi nước ta đã chấm dứt tình trạng thầy nhiều hơn thợ.
Phó Thủ tướng cho biết, đối với giáo dục phổ thông, thực hiện nguyên tắc vừagiáo dục tri thức, vừa giáo dục làm người, chương trình được thông qua từ năm2006 vẫn còn nặng về giáo dục tri thức, giáo dục trong phòng học, trường học,hạn chế về kỹ năng, hoạt động ngoại khóa ngoài xã hội.
Từ năm 2007, 2008, BộGiáo dục và Đào tạo phối hợp với một số cơ quan thiết kế một chương trình giáodục phổ thông mới, áp dụng cho giai đoạn sau năm 2015. Trong khi chưa sửa đượcchương trình, ngành giáo dục đã tăng cường giáo dục kỹ năng, hoạt động xã hội.Đặc biệt, thông qua phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cựcđã có kết quả đáng khích lệ.
Về giáo dục bậc đại học, theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, thực tế trong mộtthời gian dài, hệ thống giáo dục đại học tuy rằng có bám sát yêu cầu thực tiễn nhưngchủ yếu đào tạo theo khả năng, thầy đến đâu, đào tạo đến đó, chưa làm rõ chuẩnsinh viên tốt nghiệp đại học phải có năng lực, kỹ năng gì và làm việc ở vị trínào.
Hai năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường đại học phảicông bố chuẩn đầu ra đối với người tốt nghiệp của trường mình, ngành mình. Đếnnay, trên 50% trường đại học đã công bố, tuy nhiên vẫn còn hơn 40% trường đạihọc chưa công bố được tiêu chuẩn này. Để làm được chuẩn đầu ra của trường caođẳng, dạy nghề không thể một mình nhà trường mà cần phải phối hợp với cơ quan sửdụng lao động, các doanh nghiệp xây dựng yêu cầu khi ra trường, sinh viên đóphải làm được gì, biết được gì...
Theo Phó Thủ tướng, đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá hệ thống giáo dục,theo đó phải hoàn chỉnh lại quản lý giáo dục bậc đại học, phổ thông, dạy nghềtheo phân cấp trách nhiệm. Thực hiện phân cấp trong quản lý là vấn đề vô cùngquan trọng, đã thực hiện phân cấp cho chính quyền địa phương tham gia giám sátviệc hình thành và hoạt động các trường và cơ sở dạy nghề. Quy chế quản lý nhànước ở các cấp học cần được hoàn chỉnh, qua đó đẩy mạnh tự chủ của các cơ sởgiáo dục từ phổ thông đến đại học và nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng cáctrường. Cần có chính sách hợp lý đầu tư cho giáo dục, giáo viên và học sinh, hỗtrợ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh vùng khó khăn, tăng cường thựchiện xã hội hóa giáo dục.
Phiên chất vấn thẳng thắn và sôi nổi
Kết luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá đây là một phiên chất vấnvà trả lời chất vấn thẳng thắn, phong phú, sôi nổi, thể hiện sự quan tâm củaQuốc hội và Chính phủ đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà. Chủtịch Quốc hội nhấn mạnh, giáo dục đào tạo là quốc sách đồng thời là sự nghiệpsuốt đời. Giáo dục và đào tạo trong những năm vừa qua đã có những chuyển biếnkhá tích cực cả về số lượng và chất lượng. Nhu cầu học tập của người dân đượcđảm bảo càng ngày càng tốt hơn, kể cả ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền TâyNam bộ, miền núi phía Bắc, đều có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ trẻ em tớitrường đạt cao, 98-99%.
Tuy nhiên, Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạođều thừa nhận rằng chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu sựphát triển của đất nước, chưa thể hiện đầy đủ chủ trương giáo dục là quốc sáchhàng đầu. Giáo dục đào tạo nguồn nhân lực còn là điểm nghẽn so với yêu cầu pháttriển đất nước. So sánh với các nước trong khu vực và quốc tế, trình độ chung vềgiáo dục và đào tạo của nước ta còn ở mức thấp, thể hiện cả ở tất cả các bậchọc.
Qua chất vấn, trả lời chất vấn và giải trình thêm, các đại biểu Quốc hội, PhóThủ tướng và Bộ trưởng đã làm rõ cần tiếp tục thực hiện những chủ trương, chiếnlược của Chính phủ và những Nghị quyết của Đảng, Quốc hội trong thời gian quatốt hơn; nghiên cứu căn cơ hơn việc tiếp tục đổi mới một cách căn bản và toàndiện giáo dục và đào tạo. Có làm như vậy mới nâng cao được chất lượng giáo dụcvà đào tạo của nước nhà, giáo dục và đào tạo mới thực sự là quốc sách.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, theo hướng Đại hội lần thứ 11 củaĐảng đã đặt ra, phải thực hiện việc chuẩn hóa, đổi mới thực sự về quản lý, phâncấp cũng như việc mở rộng hệ thống mạng lưới đào tạo trong công lập, ngoài cônglập được triển khai theo quy hoạch và được quản lý một cách chặt chẽ để đảm bảochất lượng của giáo dục, đào tạo là hàng đầu.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần tiếp tục tiến hành việc đầu tư cho giáo dục,đào tạo nói chung, cho giáo viên, học sinh, đặc biệt chú ý hơn đồng bào dân tộcthiểu số, vùng khó khăn, miền Tây Nam bộ, miền núi phía Bắc, duyên hải miềnTrung để đảm bảo sự cân bằng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, có nguồn nhân lựcđồng đều, phát triển ở tất cả các vùng. Cũng cần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tếhơn nữa để có thể tranh thủ được ngoại lực và phát triển nội lực, đặc biệt làlàm cho tiếp cận giữa trong nước và ngoài nước có thể phát huy được nguồn nhânlực trẻ, thông minh, kết hợp quản lý nhà nước nói chung và sự tham gia của cáctầng lớp nhân dân, gia đình, toàn bộ hệ thống chính trị, đưa sự nghiệp giáo dụcvà đào tạo, phát triển trong một giai đoạn mới theo đúng định hướng.
(TTXVN/Vietnam+)