Tạo chuyển biến mới trong công tác đối ngoại, ngoại giao

Tin tức - Ngày đăng : 17:52, 12/12/2011

Tổng Bí thư yêu cầu Hội nghịcần đề xuất giải pháp, kiến nghị vớiĐảng và Nhà nước, để công tác đối ngoại có những chuyển biến về chất.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN


Sáng 12-12, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 với chủ đề “Chủ động, tích cực hộinhập quốc tế và triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại, góp phần thựchiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng” đã chính thức khai mạctại Hà Nội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Tham dự phiên khai mạc có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; Phó Chủ tịchQuốc hội Tòng Thị Phóng; Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Bộ trưởng BộQuốc phòng Phùng Quang Thanh; Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang; Trưởng BanTuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh; Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhânvà lãnh đạo các ban, bộ, ngành, các địa phương, các đồng chí nguyên lãnh đạo vàcán bộ lão thành của Bộ Ngoại giao, lãnh đạo Bộ Ngoại giao, các Đại sứ, Trưởngcác Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài và các cán bộ chủ chốt,đại diện toàn thể cán bộ, nhân viên ngoại giao ở trong nước và nước ngoài.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu rõ, toàn ngành Ngoạigiao nhận thức rõ trách nhiệm của mình trước đất nước là phải góp phần giữ vữngmôi trường hòa bình, ổn định, tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài để phục vụphát triển kinh tế-xã hội đất nước, nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam trêntrường quốc tế.

Trên tinh thần đó, Hội nghị Ngoại giao 27 sẽ phát huy trí tuệ tập thể, tậptrung thảo luận, đánh giá tình hình thế giới, khu vực và đất nước, từ đó đề raphương hướng, biện pháp cụ thể nhằm triển khai thắng lợi đường lối đối ngoại màĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định vai trò quantrọng của mặt trận ngoại giao và nêu bật những thành tựu đối ngoại đã đạt đượctrong những năm qua như mở rộng quan hệ với các quốc gia, kể cả các cường quốcvà trung tâm hàng đầu thế giới; tranh thủ môi trường quốc tế thuận lợi phục vụcông cuộc phát triển đất nước; giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,đồng thời thông qua đàm phán từng bước giải quyết nhiều vấn đề biên giới trênđất liền và trên biển với các nước láng giềng; vị thế quốc tế của Việt Nam đượcnâng cao nhờ những đóng góp tích cực, đầy tinh thần trách nhiệm và tính xây dựngcho xu thế hòa bình, hợp tác trên thế giới.

Tổng Bí thư biểu dương nỗ lực và đóng góp của các thế hệ cán bộ, đảng viên,công chức ngành ngoại giao với tư cách là cơ quan tham mưu và trực tiếp tácchiến trên mặt trận đối ngoại.

Nhấn mạnh Hội nghị Ngoại giao 27 diễn ra trongthời điểm đặc biệt là vừa tròn 25 năm nhân dân ta tiến hành toàn diện công cuộcđổi mới, 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, đạt nhiều thành tựu to lớn, có ýnghĩa lịch sử và Đại hội Đảng lần thứ XI đã thông qua Cương lĩnh (bổ sung, pháttriển năm 2011), những quyết sách quan trọng về phương hướng phát triển đất nướctrong thời kỳ mới, trong đó có hoạt động đối ngoại, Tổng Bí thư yêu cầu Hội nghịcần tổng kết những kinh nghiệm cả thành tựu và hạn chế, đi sâu phân tích nhữngthiếu sót, yếu kém, rút ra những bài học và đề xuất giải pháp, kiến nghị vớiĐảng và Nhà nước, để công tác đối ngoại có những chuyển biến về chất, ngày cànghiệu quả hơn.

Tổng Bí thư chỉ rõ, trong bối cảnh đất nước bước vào giai đoạn phát triển mớivới nhiều thuận lợi và thách thức đan xen, để góp phần tạo môi trường hòa bình,ổn định bền vững, có lợi nhất cho đất nước, ngành ngoại giao cần nắm vững tưtưởng chỉ đạo là thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòabình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động vàtích cực hội nhập quốc tế với nguyên tắc xuyên suốt là lợi ích quốc gia, dân tộclà ưu tiên cao nhất.


Trong thời gian tới, ngành ngoại giao cần phát huy truyền thống ngoại giaocủa dân tộc, vận dụng tư tưởng, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, kiên địnhnguyên tắc, linh hoạt, khôn khéo về sách lược, chủ động, sáng tạo, tập trungtriển khai những công việc chủ yếu là: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báochiến lược tổng thể và có chiều sâu; cụ thể hóa chủ trương hội nhập quốc tế; đềxuất các biện pháp nhằm phát huy vai trò của Việt Nam như một thành viên tíchcực, chủ động của các thể chế khu vực và toàn cầu; triển khai ngoại giao toàndiện, phối hợp chặt chẽ với quốc phòng và an ninh, trực tiếp góp phần đắc lựcvào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và bảo vệ vữngchắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị; tích cực triển khai Nghịquyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, tăngcường công tác bảo hộ công dân, chú trọng công tác thông tin đối ngoại.

Tổng Bí thư đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa quyết định của côngtác xây dựng ngành, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại nói chung vàngoại giao nói riêng, đủ năng lực chuyên môn, ngoại ngữ giỏi và phẩm chất đạođức đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới.

Tại phiên khai mạc, lãnh đạo các ban, bộ, ngành đã phát biểu, đánh giá caonhững thành tựu đối ngoại trong những năm qua và sự phối hợp chặt chẽ của BộNgoại giao với các ban, bộ, ngành, các địa phương trong việc triển khai các hoạtđộng đối ngoại trên tất cả các kênh ngoại giao Đảng, Nhà nước và ngoại giao nhândân; đồng thời kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệuquả công tác đối ngoại trong thời gian tới.


Thay mặt toàn thể cán bộ, nhân viên Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao PhạmBình Minh cảm ơn sự quan tâm sâu sắc và chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnhđạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các ban, bộ,ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.

Quán triệt các ý kiến chỉ đạocủa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Hội nghị ngoại giao 27 sẽ tập trungthảo luận, xây dựng chương trình hành động cụ thể cho toàn ngành ngoại giaotrong thời gian tới, quyết tâm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ mà Đảng vànhân dân đã tin cậy giao phó, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hội nghị sẽ tiếp tục làm việc đến ngày 19/12, với các phiên họp, thảo luậntheo các chủ đề ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa,thông tin tuyên truyền đối ngoại, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoàivà bảo hộ công dân.

Trong thời gian hội nghị, sẽ diễn ra phiên họp chung của Hội nghị Ngoại giao27 và Hội nghị Tham tán Thương mại với sự tham gia của các Trưởng cơ quan đạidiện ngoại giao và Tham tán Thương mại Việt Nam ở nước ngoài, đại diện các bộ,ngành kinh tế, nhằm thảo luận về các biện pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế vànhững nhiệm vụ kinh tế đối ngoại trong giai đoạn mới.

Trong dịp này, Bộ Ngoại giao cũng sẽ tiến hành Hội nghị Ngoại vụ lần thứ 16 vớisự tham gia của lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đại diệncác cơ quan phụ trách công tác ngoại vụ ở địa phương.


(TTXVN/Vietnam+)