Phải đến 2020 mới cân bằng được xuất nhập khẩu?

Kinh tế - Ngày đăng : 08:10, 07/01/2012

Mục tiêu 2015cân bằng cán cân thương mại không hề đơngiản, bởi VN vẫn đang trong thời kỳ tăng năng lực sản xuất, phải nhập khẩu nguyên liệu, máy móc.


Xếp, dỡ hàng xuất nhập khẩu tại cảng Cát Lái-Thành phố Hồ Chí Minh

Nhằm thông tin về các hoạt động của ngành Công Thương trong năm2011 và các nhiệm vụ trọng tâm của năm 2012 cũng như giải đáp sự quantâm của người dân về lĩnh vực công thương, chiều 6/1, tại CổngThông tin Điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cócuộc đối thoại trực tuyến.

Chia sẻ về những thànhtựu và hạn chế của ngành trong năm qua, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết năm 2011 khép lại với những thành tích quan trọng của cả nước.

Riêng vềphát triển công nghiệp, dù có nhiều khó khăn, như chi phí đầu vào, chịusức ép cạnh tranh của hàng nước ngoài, thị trường xuất khẩu, tín dụngkhó khăn nhưng với các giải pháp đúng đắn của Chính phủ, nỗ lực củadoanh nghiệp…, công nghiệp vẫn tăng trưởng, giá trị sản xuất công nghiệptăng 12,7%, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của nhân dân, không để thiếuhàng, sốt giá.

Đáng chú ý nhất là kim ngạch xuất khẩu đạt 96,3 tỷUSD, tăng 33%, một cố gắng hết sức lớn trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, là kết quả của một loạt nhóm giải pháp của Chínhphủ, thể hiện đúng đắn trong quyết sách.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chobiết, đây cũng là lần đầu tiên xuất khẩu đạt gần 100 tỷ USD, tính bìnhquân đầu người vượt ngưỡng 1.000 USD, đứng thứ 5 ở ASEAN. Do đó, cán cânthương mại đã được cải thiện rõ rệt.

Với các giải pháp của Chính phủ,của Bộ Công Thương, đã đảm bảo nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyênnhiên liệu cần thiết, tăng cường kiểm soát nhập siêu. Ngoài ra, Bộ CôngThương đã tham gia tích cực với các bộ, ngành địa phương thực hiện chủtrương hội nhập kinh tế quốc tế....

Bên cạnh nhữngthành công, năm 2011 vẫn còn không ít hạn chế, bất cập. Trước hết, côngnghiệp tuy vẫn duy trì tăng trưởng nhưng có biểu hiện chậm dần nhữngtháng cuối năm, cho thấy chưa ổn định, bền vững. Cơ cấu các lĩnh vực,ngành hàng chậm chuyển dịch, nặng về công nghiệp gia công, sử dụng nhiềulao động, khai khoáng. Công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tận dụngđược lợi thế của Việt Nam về vị trí địa lý, nhân lực còn hạn chế, côngnghiệp hỗ trợ kém phát triển, phải nhập nhiều vật tư, linh kiện côngnghệ cao.

Xuất khẩu dù đạt tăng trưởng cao nhưng cơ cấu ngành hàngchuyển dịch còn chậm, còn dựa nhiều vào các mặt hàng từ khu vực nôngnghiệp, chế biến, sử dụng nhiều lao động, khai khoáng...Nếu không cóbiện pháp chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu thì tốc độ khó mà duy trì đượcvà mất lợi thế với một số mặt hàng.

Trả lời về việcnhập siêu của Việt Nam khoảng hơn 9,5 tỷ USD, giảm gần 25% so với nămtrước và chỉ bằng 9,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi mục tiêu đềra là 16%, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng đây là kết quả rất đáng mừngnhưng để duy trì được việc này trong những năm tới sẽ có nhiều khó khăn.

Nhìn tổng thể, Việt Nam nhiều năm qua cơ bản là nước nhập siêu vì muốntăng trưởng kinh tế phải đầu tư để có thêm năng lực sản xuất mới nênnhập khẩu là không tránh khỏi.

Hiện nay, các mặt hàng thiết yếu khôngthể không nhập như máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu và một số mặthàng sinh hoạt thiết yếu cho người dân chiếm trên 80%, hàng tiêu dùngvà không thiết yếu chiếm 7%.

Theo Bộ trưởng, tình hình nhập siêu khôngthể khắc phục trong “ngày một ngày hai” vì chúng ta nhập khẩu chủ yếumáy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu. Chừng nào chưa có nền côngnghiệp cơ khí chế tạo đủ mạnh, còn thiếu ngành công nghiệp hỗ trợ pháttriển theo đúng trọng tâm trọng điểm, thói quen tiêu dùng chưa dành vịtrí thỏa đáng cho hàng trong nước, vẫn hướng về hàng nước ngoài thìchừng đó còn phải nhập khẩu.

Nhân diễn đàn này, Bộ trưởng VũHuy Hoàng cũng cho rằng, việc nhập siêu của Việt Nam sẽ dần từng bướcđược khắc phục nhưng không phải chỉ ngành Công Thương làm được, mà cầnsự phối hợp giúp đỡ, đồng hành của toàn xã hội, nhân dân, các doanhnghiệp thì mới có thể thực hiện được công việc này.

Mục tiêu năm 2015,có thể cân bằng cán cân thương mại hay không là câu hỏi không hề đơngiản, bởi Việt Nam vẫn trong giai đoạn tăng cường đầu tư để tăng cườngnăng lực sản xuất, qua đó, vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu, máy móc...trong nước chưa sản xuất được hay sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu.

Theo tính toán, đến năm 2019-2020, Việt Nam mới có điều kiện cân bằngxuất nhập khẩu. Muốn thực hiện được điều này cần nỗ lực hết sức lớn củacả nước, các doanh nghiệp. Trong chỉ tiêu kế hoạch 2011-2015 cũng nhưchiến lược 2011-2020, Việt Nam đặt ra mục tiêu năm 2020 phấn đấu cânbằng cán cân thương mại.

Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)