Đề xuất siết chặt quản lý tài chính với doanh nghiệp Nhà nước
Thị trường - Ngày đăng : 14:22, 23/05/2012
Ảnh chỉ có tính minh họa. Nguồn: Internet
Những dự thảo này hy vọng không những giúp cơ quan quản lý tăng cường quản lý vốn Nhà nước, giám sát thực trạng tài chính của doanh nghiệp mà còn tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động.
Cụ thể, những dự thảo này bao gồm: Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do Nhà nước là chủ sở hữu, doanh nghiệp có vốn Nhà nước, Nghị định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
Về Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Tài chính dự kiến sẽ quy định rõ thời gian, quy trình và nội dung báo cáo giám sát tài chính cụ thể đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp có vốn Nhà nước.
Ngoài ra, quy chế cũng sẽ có quy định riêng về việc giám sát tài chính đặc biệt đối với các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, có dấu hiệu mất vốn nhà nước.
Dự kiến, Quy chế này được sẽ được Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 5-2012.
Cũng về vấn đề quản lý doanh nghiệp, Nghị định đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp vàquản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu vừa dự thảo sẽ quyđịnh rõ mục tiêu, đối tượng doanh nghiệp được Nhà nước đầu tư vốn, việcchuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
Nghị định cũng quy định việc huy động vốn, đầu tư vốn ra ngoàidoanh nghiệp, quy định về phân phối lợi nhuận sau thuế, đảm bảo đượcmục tiêu Nhà nước thu hồi một phần vốn nhà nước đã đầu tư vào doanhnghiệp từ lợi nhuận sau thuế
Mục tiêu, theo Bộ Tài chính, Nghị định này sẽ góp phần tăng cường hiệuquả quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt làcác tập đoàn, tổng công ty.
Với Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC, Bộ Tài chính cũng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước, việc thực hiện cơ chế người đại diện vốn.
Đặc biệt, cơ chế bán vốn Nhà nước sẽ được áp dụng dưới nhiều hình thức như: khớp lệnh, đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, bán thỏa thuận, được hạ giá khởi điểm khi bán đấu giá không thành, đấu giá bán cả lô đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng bán hết vốn Nhà nước… Sự điều chỉnh này theo Bộ Tài chính sẽ giúp tạo thuận lợi hơn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần duy trì vốn góp.
Về cơ chế tài chính, do hoạt động của SCIC có nhiều nét đặc thù, Nghị định đã quy định, cổ tức và lợi nhuận từ vốn Nhà nước góp tại các doanh nghiệp không được tính toàn bộ vào doanh thu mà chỉ được tính một phần để bù đắp chi phí cho công tác quản lý, phần còn lại được hạch toán vào vốn Nhà nước tại SCIC.
Ngoài ra, về cơ chế lương, thưởng, để nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm gắn với hiệu quả hoạt động quản lý, đầu tư, kinh doanh vốn, Nghị định cũng đã quy định nguyên tắc khoán Quỹ lương trên cơ sở với hiệu quả kinh doanh.
Xuân Dũng (Vietnam+)