Cần có cơ chế giám sát tái cơ cấu nền kinh tế

Tin tức - Ngày đăng : 14:56, 08/06/2012

Thảo luận về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có cơ chế minh bạch giám sát thực hiện đề án.

Ông Cao Sĩ Kiêm, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình phát biểu ý kiến trong phiên họp Quốc hội sáng 8-6.
 Ảnh: Trọng Đức/TTXVN


Tiếp tục Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, sáng 8-6, Quốchội thảo luận tại hội trường về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tếgắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệuquả và khả năng cạnh tranh.

Đasố ý kiến các đại biểu đều khẳng định việc cần thiết thực hiện đề ántái cơ cấu nền kinh tế do thời gian gần đây nền kinh tế Việt Nam đã bộclộ không ít yếu kém nội tại, tăng trưởng GDP đang có xu hướng chậm lại,lạm phát luôn ở mức khá cao, các cân đối vĩ mô chưa vững chắc, nợ nướcngoài và nợ công ở mức cao, nợ xấu ngân hàng có xu hướng gia tăng…

Tuynhiên, đề án tái cơ cấu nền kinh tế mới chỉ mới xác định khung địnhhướng chung của tái cơ cấu kinh tế và nhóm các giải pháp chủ yếu thựchiện tái cơ cấu kinh tế tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng màchưa nêu bật được điểm đặc trưng cần thiết phải tái cơ cấu nền kinh tế,giải pháp cụ thể, cách thức, lộ trình thực hiện đề án, tác động khi thựchiện đề án.

Các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra rằng trong quá trìnhtriển khai thực hiện đề án phải xác định rõ trách nhiệm vai trò củatừng người đại diện chủ sở hữu, vai trò của quản lý…và có cơ chế minhbạch giám sát, vấn đề huy động nguồn vốn như thế nào trong quá trìnhthực hiện tái cơ cấu…

Gópý hoàn thiện đề án, đại biểu Tô Văn Tám (tỉnh Kon Tum) cho rằng trong sáumục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ, chưa thấy đề cập đến vấnđề con người. Tất cả các vấn đề tăng trưởng nhằm làm cho kinh tế pháttriển hơn và sự tăng trưởng cuối cùng nhằm vào mục tiêu chủ thể là conngười, vì vậy đề nghị bổ sung mục tiêu hướng đến phục vụ con người.

Cũng theo đại biểu Tô Văn Tám, quan điểm định hướng củaĐảng tại chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2011-2020 là xác địnhphát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bềnvững. Đây là định hướng đúng đắn vì hơn 80% dân số sống ở nông thôn,đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ổn định kinh tế đất nước.Tuy nhiên trong thời gian qua, người nông dân chưa được hưởng tương xứngvới sự tăng trưởng kinh tế mặc dù họ đóng góp rất quan trọng trong sựtăng trưởng. Đại biểu cho rằng đề án chưa đặt vấn đề đúng mức cho nôngnghiệp, đề nghị Chính phủ quan tâm đến vấn đề này.

Đồng quan điểm này,đại biểu Nguyễn Đức Vinh (tỉnh Đắc Nông) nhấn mạnh cần quan tâm đến vấnđề đầu tư công nghệ cao trong nông nghiệp để nâng cao hiệu quả, năngsuất, chất lượng.

Theo đại biểu Nguyễn NgọcHòa (Thành phố Hồ Chí Minh), Đề án tái cơ cấu là công trình nghiên cứu côngphu, quán triệt được tinh thần, chủ trương, nghị quyết Đại hội Đảng, nêuđược thực trạng và những vấn đề phải giải quyết. Tuy nhiên, để góp phầnhoàn thiện đề án, đại biểu đề nghị cần phải làm rõ toàn bộ nguồn lựcquốc gia sẽ được phân bổ như thế nào? Cần xác định những công việc cụthể cần dùng nguồn lực của nhà nước hoặc nguồn lực của xã hội để tiếnhành. Theo đại biểu, cần xác định vai trò của nhà nước trong tổng thểquá trình tái cơ cấu nền kinh tế.

Thời gianqua, nguồn lực của nhà nước được huy động vào sự phát triển kinh tếthông qua việc đầu tư công và đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước thì vaitrò của nhà nước giữ vị trí như thế nào trong tổng thể quá trình tái cơcấu nền kinh tế… Vì vậy, đề án cần làm rõ vấn đề liên quan đến phân bổnguồn lực, đặc biệt tối ưu hóa, huy động được tổng lực của nguồn lực xãhội chuyển dần từ việc sử dụng nhiều nguồn lực nhà nước, hướng tới huyđộng nguồn lực xã hội. Trong quá trình tái cơ cấu của mỗi ngành cần chú ývai trò của nông nghiệp, công nghiệp… tỷ trọng của thành phần kinh tếnhà nước bao nhiêu, tỉ trọng của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu, tỷ trọngFDI như thế nào…

Đại biểu Hoàng Đăng Quang(tỉnh Quảng Bình) cho rằng Đề án đã xác định được những vấn đề có tínhchất tổng thể, những định hướng lớn làm cơ sở cho việc xây dựng những đềán thành phần. Tuy nhiên, định hướng đó cần có lộ trình, bước đi vàphải thực hiện được những điểm đột phá… vì vậy để hoàn thiện đề án phảilựa chọn đúng điểm đột phá trong đề án, tái cơ cấu phải hướng tới quátrình chuyển đổi mang tính đột phá, phân bổ nguồn lực cho tăng trưởngvới mục tiêu nâng cao hiệu quả nền kinh tế.

Đáng chú ý, qua thảo luận, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (tỉnh Vĩnh Phúc)cũng như nhiều đại biểu khác cho rằng, đề án cần đề cập đến vấn đề tậptrung cho quy hoạch vùng, xác định thế mạnh vùng để phát triển, đây làlợi thế của Việt Nam. Kinh tế vùng có vai trò quan trọng trong nền kinhtế vì vậy cần hình thành cơ cấu vùng kinh tế hợp lý, thực tế hiện naycác vùng kinh tế chưa phát huy hết lợi thế, còn lúng túng trong việchình thành cơ cấu kinh tế hợp lý mỗi vùng và sự liên kết giữa các địaphương trong vùng và các vùng với nhau. Các vùng kinh tế chủ lực chưathực sự phát huy được vai trò đầu tàu để lôi kéo các địa phương kháccùng phát triển…

Chiều nay, Quốc hội tiếp tục thảo luận về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế.

Thu Hà (TTXVN)