Hỗ trợ vay vốn đầu tư giảm tổn thất sau thu hoạch nông sản
Thị trường - Ngày đăng : 05:54, 27/06/2012
Theo đó, 5 ngân hàng gồm: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là các tổ chức tín dụng được giao thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Riêng Agribank thực hiện việc cho vay áp dụng lãi suất tín dụng đầu tư phát triển. Mức cho vay được hỗ trợ lãi suất do khách hàng và ngân hàng cho vay thỏa thuận, tối đa bằng 100% giá trị hàng hóa. Lãi suất cho vay được áp dụng mức thấp nhất trong khung lãi suất của ngân hàng áp dụng cho các khoản vay vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cùng kỳ hạn trong cùng thời kỳ. Khoản vay được hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, từ năm thứ 3 trở đi được hỗ trợ 50% lãi suất vay.
Đối tượng được vay vốn hỗ trợ lãi suất là các tổ chức, gia đình, cá nhân vay vốn để đầu tư máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch; tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, ngô, kho lạnh bảo quản thủy sản (bao gồm cả kho lạnh trên tàu đánh bắt thủy sản), rau quả, kho tạm trữ cà phê và các dự án đầu tư chế tạo máy móc, thiết bị nông nghiệp. Đối tượng được vay vốn áp dụng lãi suất tín dụng đầu tư phát triển là các tổ chức, gia đình, cá nhân vay vốn để mua máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch được quy định cụ thể tại khoản 1 điều 2 Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15-10-2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 10-8-2012.