Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Tin tức - Ngày đăng : 14:09, 26/02/2013

Thủ tướng khẳngđịnh Đảng, Nhà nước luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhândân; bảo đảm các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật...


Đại lễ Phật đản 2012-Phật lịch 2556 tại TP.HCM


Nhấn mạnh Việt Nam là một đất nước đa tôn giáo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳngđịnh Đảng, Nhà nước luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhândân; đảm bảo cho các tôn giáo hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp luật;coi nhiệm vụ đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, công tác vậnđộng quần chúng trong đồng bào có đạo là hết sức quan trọng.

Ngày 26-2, phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ, Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng Đảng, Nhà nước đã đề ra các chủ trương, chínhsách hết sức đúng đắn về tôn giáo và những chủ trương, chính sách đúng đắn nàyđã đem lại những kết quả tốt đẹp, hoạt động tôn giáo ngày càng phát triển tíchcực, ổn định; đồng bào có đạo ngày càng tin tưởng vào chủ trương, đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước; bản thân từng tôn giáo cũng hoạt động thuận lợihơn...

Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ban Tôn giáo Chính phủtiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém còntồn tại, làm tốt hơn nữa công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, trước hết là làmtốt công tác tham mưu, xây dựng về thể chế, chính sách liên quan đến quản lý nhànước về tôn giáo, hoạt động tôn giáo.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp tục tăngcường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động tôngiáo; chú trọng hoạt động tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước về tôn giáo... Bên cạnh đó, Ban Tôn giáo Chính phủ cần cảnhgiác cao độ trước mọi thủ đoạn, âm mưu lợi dụng tôn giáo để kích động, chốngphá, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm mất ổn định chính trị-xã hội của cácthế lực thù địch.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý Ban Tôn giáo Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đếncông tác tổ chức; đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về tôn giáo, đảm bảo cho độingũ cán bộ làm công tác tôn giáo vững vàng về chính trị, hiểu rõ chính sách củaĐảng, Nhà nước về tôn giáo cũng như hiểu về tôn giáo, thực hiện đúng đắn, sángtạo, nhuần nhuyễn chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước trong thực tiễn.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo một số bộ, ngành Trungương cũng đã xem xét và cho ý kiến cụ thể đối với các đề xuất, kiến nghị của BanTôn giáo Chính phủ liên quan đến việc xây dựng hệ thống văn bản pháp lý hoànchỉnh về tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo; cơ chế chỉ đạo côngtác tôn giáo; tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cáccấp...

Trước khi làm việc với lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn TấnDũng đã nói chuyện thân mật đầu Xuân với cán bộ, công chức, viên chức Ban Tôngiáo Chính phủ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của những người làmcông tác tôn giáo trong năm qua, đóng góp vào sự ổn định chính trị và phát triểnkinh tế xã hội của đất nước.

Khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước là tôn trọng và đảm bảo quyềntự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của nhân dân, coi đó là nhu cầu tất yếu trongđời sống tinh thần của nhân dân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cán bộlàm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cần chăm lo, tạo điều kiện để các tôngiáo được hoạt động bình thường theo quy định của pháp luật. Đồng thời, các cánbộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cần cảnh giác với âm mưu chống phácủa các thế lực thù địch, phối hợp với các cơ quan chức năng kịp thời ngăn chặncác việc làm sai trái, đấu tranh với những hành vi kích động tôn giáo nhằm mấtổn định chính trị, xã hội.

Nhấn mạnh làm tốt công tác tôn giáo có ý nghĩa quan trọng đến sự ổn định chínhtrị của mỗi quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Ban Tôn giáo Chính phủtrong năm 2013 tiếp tục tập trung vào xây dựng bộ máy làm công tác quản lý nhànước về tôn giáo từ Trung ương đến địa phương, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộlàm công tác tôn giáo vững vàng về chính trị, hiểu biết rõ về chủ trương, đườnglối của Đảng, quy định pháp luật của Nhà nước về tự do tín ngưỡng, tự do tôngiáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, từ đó có chương trình, kế hoạchcụ thể nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Hiện nay trên cả nước có 13 tôn giáo với 36 tổ chức tôn giáo và 1 pháp môn tuhành được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động với gần 24 triệu tín đồ(chiếm khoảng 27% dân số cả nước), 83.000 chức sắc, 250.000 chức việc, 46 cơ sởđào tạo chức sắc tôn giáo, 25.000 cơ sở thờ tự, trong đó Phật giáo có khoảng 11triệu tín đồ, Công giáo gần 7 triệu tín đồ, Cao đài khoảng 2,4 triệu tín đồ, Tinlành hơn 1 triệu tín đồ...

Theo thống kê, hiện nay có 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng. Đại đa sốngười dân có tín ngưỡng với các tập tục thờ cúng tổ tiên, thờ thần, thờ mẫu, thờthành hoàng làng, các vị tổ nghề nghiệp, những người có công với quê hương đấtnước. Nhiều tín ngưỡng gắn với lễ và hội, mỗi tín ngưỡng, mỗi vùng lại có nhữnglễ hội riêng mang đậm nét văn hóa của từng khu vực.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Phạm Dũng cho biết tìnhhình tôn giáo ở Việt Nam thời gian qua chuyển biến tích cực và ổn định. Về cơbản, các tổ chức tôn giáo đồng thuận và các hoạt động tôn giáo tuân thủ phápluật; các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhất là lĩnhvực từ thiện, nhân đạo; các tổ chức tôn giáo mở rộng các hoạt động quốc tế gópphần làm cho thế giới hiểu về Việt Nam, về chính sách đổi mới đối với tôn giáovà chuyển biến đời sống sống tôn giáo ở Việt Nam. Công tác quản lý nhà nước vềtôn giáo cho thấy vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo đã cơ bản đạt được yêucầu.

Tuy nhiên, trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo vẫn còn những tồn tại,hạn chế như các văn bản pháp luật, pháp quy về tín ngưỡng và tôn giáo còn thiếu,nhiều quy định chưa theo kịp thực tiễn trong thời kỳ hội nhập quốc tế; tổ chứcvà cán bộ của hệ thống quản lý nhà nước về tôn giáo còn nhiều bất cập, cơ quanquản lý nhà nước về tôn giáo từ Trung ương đến địa phương còn chưa được mạnh cảvề công tác tham mưu, công tác quản lý, công tác hướng dẫn; vấn đề tín ngưỡngchưa được giao cho cơ quan nào quản lý, vì vậy hoạt động của hàng nghìn tínngưỡng ở tất cả các vùng miền, các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam không có sựđịnh hướng, hướng dẫn...

Bên cạnh đó, trong hoạt động tôn giáo, hiện tượng giảng đạo, truyền đạo tráiphép vẫn tiếp tục diễn ra ở một số vùng người dân tộc thiểu số, vùng biên giới;còn xuất hiện hiện tượng tôn giáo mới (thường gọi là đạo lạ và tà đạo) với cácbiểu hiện dị đoan.

Thiện Thuật (TTXVN)