Quý I, giải ngân được 2,7 tỷ USD vốn FDI

Kinh tế - Ngày đăng : 06:06, 25/03/2013

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong quý 1-2013, các dự án FDI đã giải ngân được 2,7 tỷ USD, tăng 7,1% với cùng kỳ năm 2012.


Một doanh nghiệp FDI


Cũng theo báo cáo, tính đến ngày 20-3-2013, cả nước có 191 dự án mới được cấpgiấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 2,927 tỷ USD, tăng 2,2% so vớicùng kỳ năm 2012 và 71 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng kýtăng thêm là 3,1 tỷ USD, tăng hơn 3,7 lần so với cùng kỳ năm 2012.

Tính chung, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm trong quý 1 là 6,034 tỷ USD,tăng 63,6% so với cùng kỳ năm 2012. Riêng tháng Ba, vốn FDI vào Việt Nam đã đạthơn 5,4 tỷ USD.

Theo lĩnh vực đầu tư, trong quý 1, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 15 ngànhlĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hútđược nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 84 dự án đầu tư đăng kýmới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 5,539 tỷ USD, chiếm 91,8% tổng vốn đầutư. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng kýcấp mới và tăng thêm là 249,84 triệu USD, chiếm gần 4,1% tổng vốn đầu tư. Đứngthứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa với 29 dự án đầu tư mới, tổng vốnđầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 85,2 triệu USD.

Xét theo đối tác, quý 1s, Nhật Bản vẫn là nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam vớitổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,159 tỷ USD, chiếm 52,3% tổngvốn FDI, tiếp theo là Singapore, Hàn Quốc...

Trong quý này, Thanh Hóa đã vươn lên trở thành địa phương thu hút nhiều vốnnhất, tiếp theo là Thái Nguyên, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng... Thanh Hóa cóđược thành tích này là do sự điều chỉnh tăng 2,8 tỷ USD vốn đầu tư của dự án lọchóa dầu Nghi Sơn.

Theo tổng hợp của Cục Đầu tư nước ngoài, một số dự án lớn được cấp phép trongquý 1 năm 2013 là dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn lọc hóa dầu Nghi Sơn (ThanhHóa) điều chỉnh tăng vốn đầu tư 2,8 tỷ USD; Dự án Công ty trách nhiệm hữu hạnSamsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD để sảnxuất và lắp ráp các sản phẩm điện tử; Dự án khu phức hợp VSIP Bình Hòa-BìnhDương để đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành khu dân cư phức hợp cùng hệ thống hạtầng đồng bộ hoàn chỉnh để bán và cho thuê với tổng vốn đầu tư 199,6 triệu USD.

Ngoài ra còn có dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn Terumo BCT Việt Nam tại ĐồngNai của nhà đầu tư Terumo Corporation-Nhật Bản để sản xuất thiết bị y tế vớitổng đầu tư là 98 triệu USD; dự án Bệnh viện Shink Mark của nhà đầu tư RadiantCity (Samoa) và Shink Mark (Đài Loan) tại Đồng Nai để đầu tư và kinh doanh bệnhviện đa khoa với tổng vốn đầu tư 80 triệu USD...

Quang Toàn (TTXVN)