Gần 1/3 giới văn phòng có nguy cơ giảm trí nhớ

Y tế - Sức khỏe - Ngày đăng : 09:28, 28/03/2013

Thống kê cho thấy, 20-30% người trẻ gặp phải các vấn đề về trí nhớ. Nguyên nhân chính là stress kéo dài khiến cơ thể tăng cường sản sinh các gốc tự do gây hại.

Bước vào tuổi 36, chị Trần Thị Bích Ngọc, trưởng bộ phận kinh doanh một công ty văn phòng phẩm ở quận 5, TP HCM, đã gặp phải nhiều trở ngại trong công việc vì hay quên. Từ hơn một năm nay, chị thấy mình hay nhầm lẫn, nhớ trước quên sau, khi thì quên đơn hàng, lúc lại quên nhập số liệu. Bàn làm việc của chị giờ đây chỗ nào cũng dán giấy note xanh đỏ khắp nơi để không bị bỏ sót công việc. "Mới đầu cứ nghĩ là mình đãng trí, nhưng cứ lặp đi lặp lại nhiều lần nên tôi định đi khám", chị Ngọc lo lắng.

Nhiều khi đã ra khỏi nhà rồi lại phải quay ngược về để kiểm tra xem đã tắt bếp ga, rút phích cắm bàn ủi hay chưa, là tình trạng thường gặp trong mấy tháng gần đây của anh Trần Cảnh Đông, nhân viên truyền thông của một công ty ở quận 1. Lúc nào cũng lo lắng vì không nhớ rõ mình đã làm việc này việc nọ chưa khiến anh khó chịu, nhất là sau nhiều lần bị cả nhà cằn nhằn, nhắc nhở vì hay quên toàn những chuyện nguy hiểm. Trong công việc cũng không khá hơn, anh quên và bỏ sót đầu việc liên tục, hễ càng căng thẳng thì càng dễ sơ sót.

Tại các phòng khám, tỷ lệ người trẻ tìm gặp bác sĩ vì suy giảm trí nhớ đang chiếm một con số không nhỏ. Một thống kê mới đây cho thấy, có đến 20-30% người trẻ tuổi đang gặp phải các vấn đề về trí nhớ ở các mức độ khác nhau, chưa kể những trường hợp chủ quan xem đó là tình trạng đãng trí nhất thời.

Stress làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ ở giới văn phòng.

Stress làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ ở giới văn phòng


Theo các bác sĩ, người dân, cả giới trẻ cần theo dõi ngay khi có những dấu hiệu giảm trí nhớ để biết đó là biểu hiện bình thường hay bệnh lý. Phần lớn tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ đặc biệt là dân văn phòng thường có dạng quên bất chợt những sự kiện gần, trong khi vẫn có thể nhớ rõ những việc xảy ra trước đó. Vì vẫn sinh hoạt, nhận thức bình thường nên nhiều người chủ quan, không biết rằng suy giảm trí nhớ có thể là dấu hiệu ban đầu của sa sút trí tuệ…

Thực tế, khoảng 50% trường hợp chứng suy giảm trí nhớ sẽ trở thành hội chứng sa sút trí tuệ trong 3 năm sau đó. Với đặc trưng là sự suy yếu của chức năng trí tuệ và những lĩnh vực khác về nhận thức, hội chứng này khiến người bệnh gặp khó khăn ngay cả trong hoạt động sống hằng ngày. Năm 2010, thế giới có 35,6 triệu người bị sa sút trí tuệ. Con số bệnh nhân dự báo vào năm 2030 là 65,7 triệu người, năm 2050 là 115,5 triệu người.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng giải thích, nếu diễn tả một cách tượng hình thì bộ não không khác gì một máy vi tính chằng chịt mạch điện. Mỗi tế bào không hoạt động đơn phương mà cùng lúc kết nối với xung quanh qua các điểm giao tiếp. Hoạt động của não chỉ trơn tru khi dẫn truyền thần kinh được liền mạch, “đi đến nơi, về đến chốn”. Từ tuổi 25, mỗi ngày có đến 3.000 tế bào thần kinh bị hủy đi mà không được tạo mới, đồng thời tế bào thần kinh lại liên tục bị bào mòn dưới tác hại của các gốc tự do - những yếu tố gây hại được sản sinh trong cơ thể, nhất là khi bị stress.

Gốc tự do được sinh ra từ các quá trình chuyển hóa trong cơ thể hoặc hình thành dưới tác động của môi trường xung quanh. Chúng là những nguyên tử - phần tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng nên kém ổn định và rất nhạy cảm. Vì thế, chúng có xu hướng tìm kiếm, cướp lấy điện tử và biến "hàng xóm" xung quanh trở thành những gốc tự do mới. Quá trình này nếu diễn tiến liên tục sẽ làm tổn thương, rối loạn và làm chết tế bào.

Gốc tự do đặc biệt "ưa thích" những tế bào chứa nhiều chất béo (lipid) nên bộ não - nơi có hơn 60% thành phần là acid béo - là cơ quan bị tấn công dữ dội nhất. Hệ thống trung hòa gốc tự do tại đây lại kém hơn nhiều so với các cơ quan khác, thậm chí chỉ bằng một phần 10 so với gan. Trong khi đó, rất nhiều chất chống gốc tự do lại bị chặn lại bởi hàng rào máu não, không thể thực hiện trọng trách của mình.

Tại não, gốc tự do làm xơ hóa các bao myelin và đầu sợi trục của tế bào thần kinh, khiến liên kết giữa các tế bào này với nhau bị giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, dần dần làm giảm trí nhớ và rối loạn các chức năng của não. Cơ thể vốn có cơ chế để ngăn chặn sự phá hoại của gốc tự do. Tuy nhiên, sau tuổi 30, gốc tự do sinh ra ngày càng nhiều hơn trong khi khả năng trung hòa của cơ thể kém dần đi. Chúng sản sinh nhiều hơn ở những người ít vận động, công việc chồng chất, hay bị stress, chế độ ăn không khoa học… như giới văn phòng.

Blueberry có trong OTIV, giúp chống gốc tự do và bảo vệ tế bào thần kinh não.

Blueberry có trong OTIV, giúp chống gốc tự do và bảo vệ tế bào thần kinh não

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng cho biết thêm, nếu không biết cách “bẻ gãy mũi nhọn” của stress, đồng thời tiếp sức đúng lúc cho tế bào thần kinh thì sẽ khó tránh được suy giảm trí nhớ. Hiện nay, ngày càng nhiều thầy thuốc đặt nặng giá trị dự phòng vào các hoạt chất sinh học quý có trong Blueberry để chống gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh não.

Một số nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ cho thấy bổ sung Blueberry là một trong những phương pháp hiệu quả để ngăn chặn hoặc giảm thiểu thoái hóa thần kinh. Khả năng học tập và trí nhớ được cải thiện đáng kể chỉ sau 3 tháng sử dụng. Loại quả này chứa các dưỡng chất sinh học có khả năng vượt qua hàng rào máu não để chống gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh não.

"Bên cạnh đó, muốn não bộ giữ được 'phong độ', giới trẻ, đặc biệt là dân văn phòng cần phải có chế độ dinh dưỡng cân đối với rau quả tươi, thịt cá sạch, không rượu mạnh, ít bia bọt, nhiều men sinh học từ sữa, trái cây. Thêm vào đó, phải ngủ đủ và chất lượng, tăng cường tập thể dục thể thao…", bác sĩ Lương Lễ Hoàng nhấn mạnh.

Thu Ngân (VnExpress)