Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam-Trung Quốc phát triển

Tin tức - Ngày đăng : 14:47, 17/06/2013

Chuyến thăm của Chủ tịch nước tới Trung Quốc khẳng định chính sách nhất quán của Ðảng và Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: TTXVN


Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Chủtịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ thăm cấp Nhànước tới Trung Quốc từ ngày 19-21/6.

Ðây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sangtới Trung Quốc và cũng là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Trung Quốc củalãnh đạo cấp cao Việt Nam sau khi Trung Quốc có Ban lãnh đạo mới.

Chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Trung Quốc nhằmkhẳng định chính sách nhất quán của Ðảng và Nhà nước Việt Nam trong quan hệ vớiÐảng và Nhà nước Trung Quốc.

Là hai nước láng giềng kề cận, quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc đãphát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại lợi ích thiết thực cho cảhai bên.

Ðến nay, hai nước đã ký nhiều hiệp định cấp Chính phủ và các văn kiệnhợp tác, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Trao đổiđoàn ở Trung ương và địa phương ngày càng tăng, hàng năm hai bên trao đổi trên200 đoàn ở cấp lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương, đoàn thể quần chúng, gópphần tăng cường hiểu biết và mở rộng hợp tác giữa hai nước.

Trong năm 2012 và từđầu năm 2013 tới nay, các hoạt động trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp tiếp tụcđược duy trì. Đặc biệt là ngày 21/3/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và TổngBí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đã có cuộc điện đàm traođổi về quan hệ hai nước qua đường dây nóng giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước.

Hợptác giữa hai Đảng được đẩy mạnh, hai bên duy trì trao đổi đoàn và thiết lập cơchế hợp tác, giao lưu giữa các Ban Ðảng. Quan hệ giữa các ngành quan trọng nhưngoại giao, an ninh, quốc phòng được đẩy mạnh và tiếp tục triển khai hiệu quảcác văn bản thỏa thuận hợp tác.

Các địa phương hai bên cũng tăng cường quan hệ với nhiều hình thức đa dạng vàthiết thực như trao đổi đoàn các cấp, ký kết các văn bản hợp tác, cùng nhau tổchức hội thảo, triển lãm, tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư…

Giao lưu giữanhân dân và thế hệ trẻ hai nước được tăng cường. Hai bên đã tổ chức Liên hoanThanh niên Việt Nam-Trung Quốc tại Quảng Tây (8/2010), Liên hoan hữu nghị nhândân biên giới Việt-Trung (11/2010), Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam-TrungQuốc lần thứ nhất (12/2010), Diễn đàn nhân dân Việt-Trung lần thứ 4 tại TrungQuốc (9/2012), Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt- Trung lần thứ 13 (8/2012).

Về quan hệ kinh tế, thương mại, từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục là bạnhàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2012, tổng kim ngạch thương mạiViệt-Trung đạt 41,18 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất gần 12,4 tỷ USD, nhập gần28,8 tỷ USD. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã và đang cónhững chuyển biến tích cực nhất định.

Từ năm 2011 đến nay, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch hànghóa xuất khẩu sang Trung Quốc đang có xu hướng tăng dần (trên 30% trong khitrước đây chỉ 10%), vượt qua cả nhóm hàng truyền thống là nông, lâm, thủy sản.Tuy vậy, trong năm 2012, các mặt hàng nông sản có ưu thế, đặc biệt là xuất khẩugạo tăng đột biến, gấp gần 3 lần, đạt 898 triệu USD. Kim ngạch thương mại songphương 4 tháng đầu năm 2013 đạt hơn 14,3 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất gần 3,9tỷ USD, nhập hơn 10,4 tỷ USD.

Quan hệ hợp tác đầu tư có bước phát triển mới, tính đến hết tháng 3/2013, TrungQuốc có 899 dự án đầu tư tại Việt Nam, tổng vốn đăng ký hơn 4,7 tỷ USD, vươn lênvị trí thứ 13/94 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.

Trong nhữngnăm qua, Trung Quốc đã không ngừng tăng quy mô tín dụng ưu đãi dành cho Việt Nam. Đến nay, Trung Quốc đã cho ta vay 1,6 tỷ USD ưu đãi, tập trung vào những lĩnhvực công nghiệp, khai khoáng, đường sắt, năng lượng, dệt may, hóa chất… Ngoàitín dụng ưu đãi, Chính phủ Trung Quốc còn hỗ trợ Việt Nam nhiều khoản viện trợkhông hoàn lại.

Nhiều năm qua, quan hệ trao đổi, hợp tác giữa Việt Nam với Trung Quốc trongcác lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao được đẩy mạnh. Hiện có gần13.500 lưu học sinh Việt Nam đang học tại các trường đại học của Trung Quốc vàkhoảng hơn 3.500 học sinh Trung Quốc đang du học tại Việt Nam, chủ yếu tập trungvào các ngành ngôn ngữ (học tiếng Việt), du lịch và kinh doanh.

Hàng năm, haibên trao đổi nhiều đoàn biểu diễn nghệ thuật, tổ chức nhiều cuộc giao lưu vănhóa, thể thao, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Về hợptác du lịch, Trung Quốc là thị trường nguồn du lịch của Việt Nam . Năm 2012,Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách du lịch Trung Quốc, tăng 0,9% so với cùng kỳnăm 2011 và hàng năm có khoảng 1 triệu du khách Việt Nam thăm Trung Quốc.

Chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Trung Quốc nhằm khẳngđịnh chính sách nhất quán của Ðảng và Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Ðảngvà Nhà nước Trung Quốc.

Hai bên duy trì đà phát triển quan hệ, nhất là các chuyến thăm và tiếp xúcgiữa lãnh đạo cấp cao với trọng tâm là tăng cường sự tin cậy giữa hai Đảng, haiNhà nước, đưa quan hệ hai bên có bước phát triển thực chất theo khuôn khổ đốitác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vựcngày càng đi vào chiều sâu, nhất là về hợp tác kinh tế-thương mại.

Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN)