Cứu sống bệnh nhi phù phổi nặng do đuối nước

Y tế - Sức khỏe - Ngày đăng : 17:05, 11/09/2013

Các bác sỹ Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai vừa cứu sống một cháu bé bị phù phổicấp do bị đuối nước nặng nhất từ trước đến nay.

Cháu Đ. (giữa) đã hoàn toàn khỏe mạnh trở lại. (Ảnh: PV/Vietnam+)



Sáng 11-9, phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng Khoa Nhi cho biết: “Bệnh nhân là cháuNguyễn Đăng Đ. 13 tuổi, ở xã Cách Bi, Quế Võ, Bắc Ninh, đang khỏe mạnh bìnhthường. Cháu bé được chẩn đoán phù phổi cấp tổn thương sau đuối nước. Trong quátrình ngã dưới nước chất độc trong mương nước đã ngấm vào người, sau vài tiếngphá hủy phổi.”

Cháu Đ. kể lại, vào khoảng 5 giờ chiều ngày 4-9, khi đi học về, do trời mưa quầnáo ướt hết, các bạn rủ nhau ra mương chơi, vì không biết bơi nên Đ. đứng chỗnông để chơi. Một lúc sau các bạn đùa kéo cháu bé xuống, dìm xuống nước, nhưnglúc sau Đ. chấp chới. Do xuống chỗ nước sâu quá, các bạn không kéo lên được vàhoảng sợ, đi gọi người lớn giúp.

Khi đó, rất may có một bác đang câu cá gần đó xuống cứu. Cháu bé đã sơ cứu, móc họng vàọc nước ra. Khoảng 5-10 phút sau thì Đ. tỉnh lại và tự đi xe đạp về nhà, ăn tốivẫn bình thường. Sau đó Đ. thấy mệt và lên giường nằm.

Đến khoảng 22 giờ, cháu bé bắt đầu lịm đi, suy thở, khó thở rất nặng, gia đìnhđưa đến Bệnh viện Đa khoa Kinh Bắc cấp cứu. Tại đây các bác sỹ chụp phổi thấy 2phổi của cháu bé gần như mờ hoàn toàn, không thấy hình tim như bình thường. Lúcnày, mặt bệnh nhân đã tím đen và đã rơi vào trạng thái hôn mê. Sau đó, cháu béđược chuyển trực tiếp lên khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, các bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị phù phổi cấp do phổibị tổn thương. Khi đó, phân áp ôxy của bệnh nhân rất thấp: 25 mmHg, trong khicủa người bình thường là 100 mmHg và thiếu ôxy nặng. Khi đó, cháu bé vẫn tự thởđược, nhưng do phổi bị tổn thương nặng nên khí không vào được phổi (y học gọi làchết đuối trên cạn rất nặng).

Ngay sau đó các bác sỹ đã phải cho bé thở máy, bởi nếu không được thở máy kịpthở trẻ có thẻ tử vong rất nhanh. Chiến lược máy được áp dụng kịp thời khiếncháu bé thở được và luôn luôn làm cho phổi căng.

Sau 3 ngày thở máy, sức khỏe của cháu bé tiến triển tốt lên. Đến nay, các bác sỹđã rút máy thở và cháu bé đã ăn uống, đi lại bình thường, 1-2 ngày nữa bé Đ. cóthể xuất viện, sức khỏe tốt, không có biến chứng.

Qua trường hợp trên, phó giáo sư Dũng khuyến cáo các gia đình nếu có trẻ bị đuốinước, đặc biệt là ở hồ ao kênh rạch thì sau khi cấp cứu ban đầu kể cả bệnh nhântự thở, dứt khoát vẫn phải đưa đến bệnh viện. Bởi đa phần những bệnh nhân bịđuối nước sẽ bị phù phổi cấp tổn thương xảy ra ngay sau đó vài giờ.

Bác sỹ Dũng cũng đặc biệt lưu ý với người dân, nước ở hồ, ao, sông, ngòi hiệnnay có rất nhiều vi khuẩn và hóa chất độc hại có thể gây ra phù phổi rất nhanh.Theo thống kê của Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), có khoảng 20-30% những ca đuốinước ở sông hồ thường có biến chứng bị phù phổi cấp.

"Phù phổi như nước thủy triều dâng lên rất nhanh, biếnchứng này nặng nhất dễ tử vong. Vì vậy, khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện,chụp phim phổi sớm, chữa sớm thì việc chữa trị đơn giản," bác sỹ Dũng phân tích.

Thùy Giang (Vietnam+)