Cảnh báo nguy cơ bệnh dại lây lan trên diện rộng

Y tế - Sức khỏe - Ngày đăng : 17:36, 23/09/2013

Trong 8 tháng đầu năm 2013, cả nước đã có hơn 175.000 người bị chó cắn, phải đi điều trị dự phòng và đặc biệt đã có 63 ca tử vong.

Nhân viên y tế tại tỉnh Yên Bái tuyên truyền cho người dân tiêm phòng dại đầy đủ cho chó, mèo

Trong những năm gần đây, bệnh dại đã xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước vàđang có chiều hướng ngày càng gia tăng. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Longnhấn mạnh, năm 2013 tình hình bệnh dại tiếp tục có những diễn biến phức tạp.

Tính riêng trong tám tháng đầu năm 2013, cả nước đã có hơn 175.000 người bị chócắn, phải đi điều trị dự phòng và đã có 63 ca tử vong.

Xã có 88 người bị chó cắn

Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2013 đến nay, tại các tỉnh miền núi phíaBắc đã phát hiện rất nhiều trường hợp chó cắn người gây tâm lý hoang mang trongxã hội, làm nhiều người thiệt mạng và gây tổn thất kinh tế cho người bị chó cắn dophải đi điều trị dự phòng.

Đặc biệt, mới đây, trong vòng chưa đầy hai tháng (từ đầu tháng 7/2013), tại xãBắc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã có 88 người bị chó cắn. Như vậy, tại huyệnSóc Sơn đã có tổng cộng 130 người bị chó hoang dại cắn, tập trung ở các xã BắcSơn, Nam Sơn, Việt Long, Minh Phú.

Báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiến hành xét nghiệm 4 mẫu chónghi dại tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho thấy, tất cả các mẫu đều có kết quảdương tính với virus dại. Vì vậy, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhận định nguycơ lây bệnh này lây lan ra diện rộng là rất lớn.

Trong tám tháng đầu năm 2013, cả nước đã có 63 ca tử vong tại 18 tỉnh, thànhphố và tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như: Sơn La, Phú Thọ, Nghệ An, YênBái, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai...

Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, mỗi tháng bệnh viện tiếpnhận từ 2-3 ca bệnh nhân bị chó dại cắn. Các ca đến từ một số khu vực như Ba Vì,Sơn La, Thái Nguyên và rải rác tỉnh miền núi phía Bắc khác.

Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trungương cho biết, từ đầu năm đến nay, có khoảng 20-30 ca tử vongvì bệnh dại tại bệnh viện, gần như 100% các ca bị bệnh dại đến bệnh việnđều trong tình trạng đã nặng và sau đó tử vong.

Phân tích về nguy cơ bệnh dại lây lan trên diện rộng, Thứ trưởng Long cho hay, nguyên nhân chính của tình trạng bệrh này tiếp tục có những diễn biến phức tạp như trên là do việc quản lý đàn chó nuôichưa được chặt chẽ, tại nhiều địa phương xuất hiện hiện tượng chó thả rông, tỷ lệ tiêm phòng trên đàn chó còn thấp (dưới 60%).


Tiêm vắcxin bệnh dại cho chó tại một gia đình ở Lai Châu. (Ảnh: Xuân Trường/TTXVN)


Chủ động tiêm phòng

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, trong thời gian gần đây tại một sốđịa phương xuất hiện nhiều trường hợp chó lạ cắn người khiến người dân hoangmang. Trong khi đó, nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của bệnh dại cònthấp, nhiều người bị chó cắn không đi tiêm phòng. Tất cả 63 trường hợp mắc dạicủa 8 tháng đầu năm 2013 đều không đi tiêm phòng.

Phân tích nguyên nhân tại sao hầu như những ca bị chó dại cắn đều có nguy cơ tửvong, bác sỹ Cấp cho hay, chó dại khi đã lên cơn thì tỷ lệ tử vong gần như 100.Bác sỹ Cấp nhấn mạnh: “Trên thế giới thống kê được rất ít số ca bị bệnh dại đượcchữa khỏi, hầu hết điểu trị khỏi là dại do chủng virus dơi cắn hoặc bệnh nhân bịcắn nhưng đã tiêm phòng, nhưng số người được cứu sống rất ít.”

Nói về bệnh dại do chó cắn, bác sỹ Cấp phân tích, một người bị chó dại cắn thờigian ủ bệnh sớm nhất là vài ngày, có người kéo dài đến vài năm. Thông thườngngười bị bệnh thường ủ bệnh trong khoảng từ 3-6 tháng. Việc người bị chó dại cắncòn phụ thuộc vào vị trí cắn, vết cắn càng gần dây thần kinh trung ương thì càngphát bệnh nhanh. Vì thế, những người bị cắn ở vùng đầu mặt cổ thì cần tiêm huyếtthanh kháng dại càng sớm càng tốt, trong vòng 12 giờ sau khi bị chó cắn.

Theo các chuyên gia về y tế, người bị chó cắn khi không tiêm phòng, hoặc tiêmquá muộn khi bệnh đã phát ra thành bệnh dại, giai đoạn ban đầu người bị bệnh sẽcảm thấy: bồn chồn, mất ngủ lo lắng, sau hoảng hốt kích thích, đến lúc phát bệnhđiển hình thì sợ nước, sợ gió, một số bệnh nhân tăng tiết nước bọt, nam giớixuất tinh tự nhiên. Những bệnh nhân sau khi đã phát bệnh sẽ tử vong trong vòng 1tuần.

Về việc xử trí trường hợp người dân sau khi bị chó cắn không quá phức tạp, bácsỹ Cấp khuyến cáo, trong trường hợp biết chính xác con chó bị dại, bị ốm hoặcchó cắn xong một ngày thì chết cũng thuộc nhóm nguy cơ cao cần tiêm huyết thanhtrước, sau đó tiêm vắcxin. Huyết thanh là đưa một lượng kháng thể sẵn có vào đểtrung hòa virus dại, còn vắcxin là để củng cố miễn dịch lâu dài về sau.

Theo cảnh báo của ngành y tế, hiện nay, y học chưa thể chẩn đoán được liệu mộtngười bị chó cắn thì có bị dại hay không. Vì thế, người dân nếu bị chó cắn màkhông biết chắc con chó có bị dại không thì nên đến các cơ sở y tế để được tưvấn và tiêm phòng. Đồng thời người dân phải theo dõi con chó đã cắn đó trongkhoảng 10 ngày, nếu sau đó mà con chó vẫn bình thường, không phải chó dại thì cóthể dừng tiêm.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết vừa qua, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tăng cường các công tác giám sát để phát hiện sớm các ổ dịch dại và triển khai các biện pháp phòng chống bệnh trên đàn chó, tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển và tổ chức xử lý triệt để các ổ dịch dại trên người và động vật.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo các Sở Y tế tăng cường các điểm tiêm vắcxin phòng dại để đảm bảo ít nhất một huyện, thị xã có một điểm tiêm và có sẵn vắcxin phòng dại để tiêm cho người dân khi có nhu cầu.

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 4 năm (từ 2009-2012) đã có gần 1,3 triệu người bị chó cắn và phải đi điều trị dự phòng đối với bệnh dại, trong đó số người bị tử vong do bệnh này là 354 người.


Theo thống kê sơ bộ, cả nước có khoảng 10 triệu con chó, từ năm 2009 đến nay đã phát hiện có 533 con chó bị bệnh dại, trong khi đó tỷ lệ tiêm phòng vắcxin dại cho chó tại các địa phương đạt tỷ lệ thấp (dưới 60%).


Thùy Giang (Vietnam+)