Tập trung tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất kinh doanh (*)
Kinh tế - Ngày đăng : 08:35, 17/12/2013
Hải Dương online trân trọng đăng toàn văn báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Mạnh Hiển tại Kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh khóa XV.
Phần thứ nhất
Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013
Thực hiện Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 trong bối cảnh có những thuận lợi nhưng cũng còn nhiều khó khăn thách thức. Kinh tế thế giới mặc dù có sự phục hồi nhưng còn chậm; trong nước, các cân đối vĩ mô cơ bản được đảm bảo, lạm phát được kiềm chế nhưng chưa vững chắc, sức mua trên thị trường còn thấp, thị trường bất động sản vẫn trầm lắng, tăng trưởng tín dụng chậm phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN còn nhiều khó khăn, tình hình thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Mạnh Hiển trình bày báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ
phát triển KT-XH năm 2013, kế hoạch năm 2014. Ảnh: Thành Chung
Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã sớm xây dựng và ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh khoá XV (kỳ họp thứ 3) và các Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013( ); giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, địa phương, đơn vị; chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm. Đã tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với một số mặt công tác như: tháo gỡ, xử lý khó khăn, vướng mắc cho hoạt động đầu tư, SXKD, nhất là về công tác GPMB, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, xây dựng nông thôn mới, đôn đốc thu nợ đọng thuế, giải quyết các điểm khiếu kiện phức tạp, kéo dài; xử lý nạn khai thác cát trái phép, đảm bảo an toàn giao thông, xây dựng và ban hành các văn bản QPPL,… Trong quá trình tổ chức thực hiện, đã thường xuyên theo dõi, nắm sát diễn biến tình hình và chủ động đề ra các biện pháp, giải pháp thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế; đã tập trung chỉ đạo kịp thời và đề ra các biện pháp khắc phục hậu quả sau vụ cháy Trung tâm thương mại tỉnh. Duy trì và nâng cao chất lượng các cuộc họp với các ngành, địa phương và các đơn vị. Các nội dung chỉ đạo, điều hành, cũng như các kết luận tại các cuộc họp của UBND tỉnh đều được thông báo rộng rãi, nêu rõ từng nhiệm vụ, từng cá nhân, từng cơ quan cụ thể chịu trách nhiệm thực hiện và tiến độ phải hoàn thành. Chất lượng và hiệu quả điều hành từng bước được nâng cao. Các cơ quan, đơn vị đã bám sát vào sự chỉ đạo, điều hành chung của UBND tỉnh, tổ chức thực hiện cơ bản tốt các nhiệm vụ được giao theo đúng chức năng, nhiệm vụ.
Bằng sự nỗ lực cố gắng của toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, của các DN, tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 của tỉnh đã đạt một số kết quả tích cực. Kinh tế tăng trưởng cao hơn năm 2012, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (giá trị tăng thêm theo giá 2010) ước đạt 46.397 tỷ đồng, tăng 7,1% (KH năm tăng 6 - 6,5%), trong đó: giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm 0,1% (KH tăng 0,6%), công nghiệp - xây dựng tăng 8,6% (KH tăng 5,5%), dịch vụ tăng 8,8% (KH tăng 9,5%); thu ngân sách nội địa ước đạt 5.200 tỷ đồng, vượt 4% dự toán năm, tăng 23% so với năm 2012. Lĩnh vực văn hoá, xã hội tiếp tục phát triển; an ninh chính trị, trật tự ATXH được đảm bảo; quốc phòng, quân sự địa phương được giữ vững.
A. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
I. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp cơ bản ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra, một số mô hình sản xuất hàng hóa tập trung được nhân rộng.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (giá 2010) ước đạt 15.584 tỷ đồng, tăng 0,1% so với năm trước. Diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 164.801 ha, bằng 100,9% KH năm, giảm 0,2% so với năm trước. Diện tích và năng suất các loại cây vụ đông đạt thấp hơn so với năm 2012, nhưng do giá cả và thị trường tiêu thụ thuận lợi nên giá trị sản xuất (giá thực tế) đạt 105,2 triệu đồng/ha, tăng 15,73 triệu đồng/ha so với năm trước. Sản lượng vải quả năm 2013 đạt 45.675 tấn, tăng 3.360 tấn so với năm 2012.
Diện tích lúa cả năm đạt 125.907 ha, giảm 0,4% so với năm trước, trong đó diện tích lúa lai, lúa chất lượng chiếm 58,35% diện tích gieo cấy, tăng 5,29% so với năm trước; năng suất lúa bình quân ước đạt xấp xỉ 59 tạ/ha (giảm 2,9 tạ/ha so với năm 2012).
Chăn nuôi phát triển ổn định, tổng đàn lợn, đàn gia cầm tăng nhẹ so với năm trước. Toàn tỉnh có 451 trang trại chăn nuôi trong tổng số 525 trang trại. Nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục phát triển, có trên 4.000 ha diện tích nuôi cá rô phi đơn tính cho năng suất, sản lượng cao; diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 10.217 ha, sản lượng tăng 0,9% so với năm 2012. Đã chủ động thực hiện tốt công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Chủ động và thực hiện tốt kế hoạch PCLB, tìm kiếm cứu nạn.
2. Công tác xây dựng nông thôn mới
Tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn ngân sách bố trí trực tiếp cho chương trình là 98 tỷ 129 triệu đồng. Đến nay, bình quân mỗi xã đạt 8,4 tiêu chí nông thôn mới, tăng thêm bình quân 1,7 tiêu chí so với trước khi triển khai chương trình( ), trong đó: có 1 xã đạt 17 tiêu chí, 1 xã đạt 15 tiêu chí, 5 xã đạt 14 tiêu chí, 137 xã đạt từ 8 - 13 tiêu chí, 74 xã đạt từ 5 - 7 tiêu chí và 10 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Trong số 58 xã thực hiện giai đoạn 1, có 58 xã được phê duyệt quy hoạch chung, 53 xã phê duyệt quy hoạch chi tiết, 53 xã đã phê duyệt xong đề án( ). Nhiều dự án đầu tư ở khu vực nông thôn được triển khai thực hiện, đến nay đã hoàn thành 80 công trình cấp nước tập trung, đã có thêm 25 xã có hệ thống nước sạch, nâng tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh lên 93%, đạt 100% KH, tỷ lệ hộ được dùng nước sạch lên 69%; đã xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp 304,92 km đường GTNT từ nguồn vốn tỉnh hỗ trợ và nguồn vốn WB3. Tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 24/9/2013 của BCH Đảng bộ tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến năm 2020.
3. Sản xuất công nghiệp, xây dựng
Sản xuất công nghiệp có bước phục hồi, nhưng ở mức độ chậm. Nhiều DN đã chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, nên sản phẩm tồn kho giảm).
Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng (giá 2010) ước đạt 78.566 tỷ đồng, tăng 8,8%, trong đó: giá trị sản xuất công nghiệp đạt 72.201 tỷ đồng, tăng 9,7% so với năm trước. Khu vực công nghiệp có vốn ĐTNN tăng 14,3%, khu vực nhà nước tăng 7,8%, khu vực ngoài nhà nước tăng 3,7%. Một số sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn tăng khá như: ô tô lắp ráp, điện sản xuất...
Thực hiện có hiệu quả 01 dự án khuyến công Trung ương, 08 dự án khuyến công địa phương. Phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nghề TTCN cho 12 cá nhân; tổ chức bình chọn danh hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cho 40 sản phẩm. Xây dựng xong quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề TTCN và quy hoạch phát triển điện lực của 4 huyện. Hoàn thành quyết toán 32/33 gói thầu dự án điện năng lượng nông thôn II (REII).
Triển khai việc rà soát, xử lý các cụm CN hình thành trước khi Quy chế quản lý CCN được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Tiếp tục đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, thực hiện xong việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN Lai Cách, phân khu phía Tây KCN Phú Thái, KCN Đại An mở rộng; tập trung xử lý các vướng mắc tại KCN Lai Vu, KCN Kenmark.
Trong năm 2013, đã khánh thành và đưa vào khai thác sử dụng một số hạng mục công trình lớn như cầu Chanh, cầu Ràm.
4. Hoạt động thương mại, dịch vụ
Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng, nhưng quy mô còn nhỏ, sức mua trên thị trường thấp. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ (giá 2010) ước đạt 24.583 tỷ đồng, tăng 8,0% so với năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 22.124 tỷ đồng, bằng 93,9% KH năm, tăng 14,5% so với năm 2012. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 ước tăng 6,03% so với cuối năm 2012. Hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh, đã tổ chức tốt các gian hàng giới thiệu sản phẩm của tỉnh tại một số hội chợ thương mại; triển khai tích cực công tác chuẩn bị và tổ chức tốt hội chợ công thương Đồng bằng sông Hồng năm 2013. Công tác quản lý thị trường được tăng cường, đã tổ chức kiểm tra 1.093 vụ, xử lý 1.055 vụ vi phạm, thu phạt 1 tỷ 390,7 triệu đồng. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án 2088 của Chính phủ về phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép.
Xuất khẩu tăng khá, tập trung ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng gia công, lắp ráp vẫn là chủ yếu. Giá trị xuất khẩu ước đạt 2 tỷ 230 triệu USD, bằng 119,9% KH năm, tăng 32,1% so với năm trước. Giá trị hàng hóa nhập khẩu ước đạt 1.869,8 triệu USD, bằng 103,9% KH năm, tăng 17,6%.
Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng các dịch vụ như: bưu chính, chuyển phát, viễn thông, internet, truyền hình( ),... Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh. Triển khai Đề án Phát triển du lịch cộng đồng Đảo cò Chi Lăng Nam bước đầu đạt kết quả tốt. Hoạt động du lịch đã thu hút 2.950 ngàn lượt du khách, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó có 165 ngàn lượt khách quốc tế, tăng 10,5%; doanh thu du lịch ước đạt 1.130 tỷ đồng, tăng 16,3%.
5. Hoạt động tài chính, tín dụng và ngân hàng
5.1. Cân đối thu, chi ngân sách nhà nước
Thu ngân sách vượt dự toán và tăng hơn so với năm 2012, song thu ngân sách chưa thực sự vững chắc, thu tiền sử dụng đất đạt thấp so với kế hoạch.
Thực hiện công khai, kịp thời các chính sách ưu đãi về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho các DN( ). Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 6.425 tỷ đồng, bằng 103% dự toán năm, tăng 17% so với năm trước, trong đó, thu nội địa 5.200 tỷ đồng, bằng 104% dự toán năm, tăng 23%. Một số khoản thu có tỷ trọng lớn tăng khá như: thu từ DN Trung ương ước đạt 1.040 tỷ đồng, tăng 53%, thu từ khu vực có vốn ĐTNN ước đạt 1.761 tỷ đồng, tăng 47% (chủ yếu do lượng tiêu thụ của Công ty Ford đạt khá). Tuy nhiên, còn một số khoản thu gặp nhiều khó khăn và giảm so với cùng kỳ năm trước, nhất là thu tiền sử dụng đất (chỉ ước đạt 480 tỷ đồng, bằng 73% dự toán năm, giảm 31%).
Tổng chi cân đối ngân sách địa phương ước đạt 9.553 tỷ 409 triệu đồng, bằng 135% dự toán năm, tăng 24,8% so với năm trước. Trong đó: chi đầu tư phát triển 1.828 tỷ 781 triệu đồng, bằng 177,1% dự toán năm, tăng 15%, chi thường xuyên 5.855 tỷ 621 triệu đồng, bằng 117,7% dự toán năm, tăng 16,1%. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 09/CT-TTg ngày 27/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước năm 2013, đã thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên, tiết kiệm 30% chi thường xuyên chương trình mục tiêu quốc gia của 7 tháng cuối năm 2013 với số tiền 15 tỷ 552 triệu đồng( ). Cơ bản đáp ứng được các khoản chi thiết yếu phục vụ con người, chi thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Một số khoản chi XDCB và mua sắm quý IV đã kịp thời xử lý, nhập dự toán gửi Kho bạc nhà nước thanh toán.
5.2. Hoạt động tín dụng, ngân hàng
Tổ chức thực hiện nghiêm túc chủ trương điều hành tín dụng, tiền tệ của Chính phủ và ngân hàng Trung ương. Đã rà soát và cơ cấu lại nợ cho gần 1.200 khách hàng với số nợ trên 3.200 tỷ đồng. Kiểm soát chặt chẽ tỷ giá và hoạt động kinh doanh ngoại hối. Thực hiện xong việc chuyển đổi mô hình kinh doanh trên thị trường vàng. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các tổ chức tín dụng được tăng cường.
Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ trên địa bàn tỉnh đến cuối năm 2013 ước đạt 38.000 tỷ đồng, tăng 12%, tổng dư nợ ước đạt 34.920 tỷ đồng, tăng 8% so với cuối năm 2012, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 8%, dư nợ trung và dài hạn tăng 7,9%( ); nợ xấu chiếm 1,05% tổng dư nợ, giảm 43,3 tỷ đồng so với cuối năm 2012. Dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn 19.500 tỷ đồng, chiếm 56,8% tổng dư nợ.
6. Hoạt động đầu tư phát triển
Tổng vốn đầu tư xã hội năm 2013 ước đạt 19.680 tỷ đồng, bằng 95,3% KH, giảm 2,4% so với năm 2012.
6.1. Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách
Tổng vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN, TPCP và các nguồn vốn khác có nguồn gốc NSNN thuộc tỉnh quản lý đạt 2.401 tỷ 736 triệu đồng, tăng 755 tỷ 264 triệu đồng so với kế hoạch vốn giao đầu năm( ); trong đó: vốn ngân sách cấp huyện, xã là 577 tỷ 410 triệu đồng, vốn ngân sách tỉnh là 1.824 tỷ 326 triệu đồng.
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện tốt kế hoạch đầu tư theo đúng quy định; cân đối và bố trí vốn cho các dự án theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, tập trung cho những dự án lớn, trọng điểm và lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, có nhiều dự án chuyển tiếp hoàn thành, đưa vào sử dụng, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Tổng giá trị khối lượng thực hiện của các dự án năm 2013 ước đạt 1.870 tỷ 557 triệu đồng, bằng 105,5% kế hoạch vốn thanh toán. Triển khai một số dự án đầu tư lớn như: Đường trục Bắc Nam, đường 62 m kéo dài (giai đoạn 2), khu đô thị phía Nam TP. Hải Dương, dự án cải tạo Đền Kiếp Bạc, dự án đường vào khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (đoạn từ Quốc lộ 37 đến Đền Kiếp Bạc), v.v... và tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ thi công cầu Hàn.
6.2. Đầu tư từ khu vực dân doanh
Đến nay, toàn tỉnh có 6.728 doanh nghiệp đang hoạt động; trong năm cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN) thành lập mới cho 789 DN, thay đổi nội dung ĐKDN cho 961 lượt DN, thu hồi giấy chứng nhận ĐKDN của 251 doanh nghiệp. Tình hình hoạt động của các DN tuy còn nhiều khó khăn nhưng có chuyển biến tích cực hơn so với năm 2012. Đến cuối tháng 11 năm 2013, có 5.028 DN có kê khai thuế, 1.700 DN không kê khai thuế, trong đó DN đăng ký tạm ngừng hoạt động 214 DN.
Chấp thuận cho thuê đất đối với 28 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đầu tư đăng ký 516,2 tỷ đồng, nâng tổng số dự án được chấp thuận cho thuê đất còn hiệu lực đến nay lên 859 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 34.199 tỷ đồng.
6.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thu hút được 18 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký 57 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn cho 12 dự án, với số vốn đăng ký tăng thêm là 97,4 triệu USD, nâng tổng số vốn FDI đăng ký lên 154,4 triệu USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 285 triệu USD, bằng 72,3% so với cùng kỳ năm trước.
7. Hoạt động khoa học công nghệ, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường
Triển khai thực hiện 51 nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào một số lĩnh vực như: sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe nhân dân,… đạt hiệu quả khá. Công tác quản lý nhà nước về công nghệ, sở hữu trí tuệ, sáng kiến, an toàn bức xạ hạt nhân và tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng được tăng cường và có chuyển biến tích cực. Công tác quản lý khoa học và công nghệ tại cấp huyện chất lượng được nâng cao.
Công tác quản lý tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh được tăng cường. Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011 - 2015 đối với cấp tỉnh và cấp huyện. Công tác thu hồi, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; ổn định diện tích đất lúa theo quy hoạch. Rà soát, kiểm tra và thu hồi 29 dự án sử dụng đất lúa chậm triển khai. Đến nay, thực hiện cấp giấy CNQSD đất lần đầu ở nông thôn đạt tỷ lệ 90,5%, đất ở đô thị đạt 88,6% về số hộ; cấp đổi thí điểm giấy chứng nhận QSD đất nông nghiệp cho 7.333 hộ; tiếp tục cấp giấy chứng nhận QSD đất đối với các cơ sở tôn giáo. Tập trung kiểm tra, xử lý hiệu quả hoạt động khai thác cát và lập bến bãi VLXD trái phép. Hoàn thành việc lập quy hoạch các bến bãi chứa VLXD và Dự án khoanh định vùng cấm khai thác khoáng sản. Công tác kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải được chú trọng triển khai thực hiện. Thực hiện 26 cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường đối với 126 đơn vị, cá nhân, góp phần ngăn chặn và hạn chế các vi phạm xảy ra.
II. LĨNH VỰC VĂN HÓA XÃ HỘI
1. Công tác giáo dục và đào tạo
Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2012 - 2013. Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững và từng bước nâng cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp bậc THPT đạt 99,18%. Duy trì thành tích là tỉnh đứng trong tốp đầu toàn quốc về thành tích học sinh giỏi quốc gia, đứng thứ 5 toàn quốc về điểm trung bình thi đại học( ). Phát triển thêm các trường mầm non, mở rộng quy mô đào tạo bậc trung học chuyên nghiệp. Có thêm 5 trường mầm non được thành lập, nâng tổng số các trường ở các bậc học lên 913 trường( ). Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp theo hướng chuẩn hoá, toàn tỉnh có 418 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 38 trường so với năm học trước; tỷ lệ phòng học kiên cố bậc mầm non đạt 78%, bậc tiểu học đạt 93%, bậc THCS đạt 89%, bậc THPT đạt 97%; là một trong bốn tỉnh trong cả nước được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; hoàn thành chuyển đổi các trường THPT bán công sang công lập theo Nghị quyết của HĐND tỉnh.
2. Công tác y tế - dân số - KHHGĐ
Thường xuyên quan tâm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, chủ động triển khai các biện pháp y tế dự phòng, không để dịch bệnh lớn và tử vong xảy ra. Duy trì kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về y tế, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống còn 13,3% (năm 2012 là 14%); có thêm 5 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, nâng tổng số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế lên 243 xã, đạt tỷ lệ 91,7%. Tăng cường đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, đến nay đạt tỷ lệ 7,2 bác sĩ/vạn dân, 0,82 dược sĩ/vạn dân, 100% số thôn, khu dân cư có ít nhất 01 cán bộ y tế. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho một số bệnh viện như: Bệnh viện đa khoa Kim Thành, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Nhi; đưa Bệnh viện Mắt và Da liễu vào hoạt động. Cơ bản thực hiện tốt công tác quản lý về y, dược tư nhân; công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường.
Tăng cường công tác truyền thông, lồng ghép với các dịch vụ dân số kế hoạch hóa gia đình. Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh đạt tỷ lệ 120,2 trẻ nam/100 trẻ nữ, giảm so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước tỷ lệ 121,4 nam/100 nữ); tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tiếp tục tăng lên là 11%, tăng 0,69% so với cùng kỳ năm trước.
3. Văn hoá, thông tin truyền thông, TDTT
Lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể thao, phát thanh và truyền hình chất lượng từng bước được nâng cao. Thực hiện tốt việc tuyên truyền về các sự kiện chính trị xã hội quan trọng của đất nước, của tỉnh như dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, sửa đổi Luật Đất đai… Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án nâng cao chất lượng Đàì truyền thanh cơ sở. Điều chỉnh kịp thời các quy định về quản lý trong lĩnh vực thông tin truyền thông như quản lý và phát triển các cơ sở hạ tầng viễn thông, quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến và cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước,… Công tác quản lý báo chí, xuất bản được tăng cường.
Tiếp tục triển khai Đề án Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở giai đoạn 2011-2015 và Đề án “Phát triển văn hoá nông thôn”, ước tính năm 2013 có thêm 54 làng, KDC văn hóa nâng tổng số Làng, KDC văn hóa toàn tỉnh là 1.048/1.431 làng, KDC văn hóa, đạt tỷ lệ 73,2%. Tổ chức tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết TW5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Thiết chế văn hóa thể thao tại khu dân cư được quan tâm đầu tư. Khảo sát, lập và hoàn thiện hồ sơ 25 di tích đề nghị xếp hạng cấp tỉnh năm 2012, tiếp tục lập hồ sơ đề nghị xếp hạng 19 di tích xếp hạng cấp tỉnh năm 2013 và 4 di tích xếp hạng quốc gia. Tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng năm Du lịch quốc gia Đồng bằng Sông Hồng - Hải Phòng 2013 và Liên hoan Văn nghệ, thể thao quần chúng; triển lãm ảnh đời sống văn hóa nông thôn mới khu vực miền Bắc.
Phong trào thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao tiếp tục phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tổ chức thành công 12 giải thể thao cấp tỉnh, đăng cai tổ chức 4 giải thể thao quốc gia, đoàn vận động viên của tỉnh tham dự các giải thể thao đạt tổng số 178 huy chương (58 HCV, 62 HCB, 58 HCĐ). Tổ chức tốt Đại hội TDTT cấp cơ sở, cấp huyện, TP lần thứ VII.
4. Thực hiện các chính sách an sinh xã hội, dạy nghề và giải quyết việc làm
Quan tâm thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội. Triển khai thực hiện tốt Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; hoàn thiện thủ tục thành lập Trung tâm Điều dưỡng người có công. Tổ chức tốt các hoạt động thăm hỏi, tặng quà của Chủ tịch nước và của tỉnh tới các đối tượng, gia đình chính sách( ), kịp thời biểu dương người có công tiêu biểu và tổ chức thành công lễ dâng hương, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ. MTTQ các cấp đã tổ chức tặng 26.700 suất quà cho người nghèo nhân dịp Tết Quý Tỵ với trị giá 3,7 tỷ đồng; vận động hỗ trợ xây dựng 210 ngôi nhà Đại đoàn kết với số tiền trên 7 tỷ đồng; huy động trên 24 tỷ đồng từ Tập đoàn đầu khí Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương và Văn phòng KOTRA cho chương trình an sinh xã hội. Làm tốt công tác cấp và chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các đối tượng.
Bảo hiểm xã hội tiếp tục phát triển, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh đạt 215.542 người, tăng 4,62%, bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt 4.598 người, tăng 16,3% so với năm 2012. Triển khai thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 8/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo. Tổ chức điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2013. Ước năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,82% (giảm 1,44%).
Thường xuyên quan tâm, đào tạo nghề cho các đối tượng. Ước tính tuyển mới và dạy nghề cho 30.000 người, đạt 100% KH năm, đào tạo nghề cho 8.277 lao động nông thôn, đạt 100% KH; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 48,5%. Tạo việc làm mới cho 33.198 lao động, đạt 103,7% KH năm, trong đó đưa 3.205 người đi xuất khẩu lao động, đạt 100,1% KH năm. Cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ tương ứng là 39,5% - 33,3% - 27,2%. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về lao động tại các DN, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ tiền lương trong các DN công ích( ). Đời sống của nhân dân cơ bản ổn định, nhưng chất lượng cuộc sống và thu nhập của người dân, nhất là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn và người lao động trong các khu công nghiệp còn thấp. Đã xảy ra 16 vụ tranh chấp lao động tập thể, đình công tại 16 doanh nghiệp với 7.761 người tham gia. Trong năm, có 6.878 lao động mất việc làm.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và triển khai thực hiện Chiến lược Bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020, Chương trình Bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015.
III. LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG, AN NINH - NỘI CHÍNH
1. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tuyên truyền phố biến pháp luật
Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đã thực hiện 434 cuộc thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, hoàn thành 326 cuộc, qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi về ngân sách 12 tỷ 50 triệu đồng, đã thu hồi được 8 tỷ 194 triệu đồng, đạt tỷ lệ 68%. Tiếp nhận 1.465 đơn khiếu nại, tố cáo, trong đó có 310 vụ thuộc thẩm quyền giải quyết, đã giải quyết được 233 đơn, đạt tỷ lệ 75,16% số đơn thuộc thẩm quyền. Tập trung giải quyết có hiệu quả các điểm khiếu kiện phức tạp, kéo dài tại chợ Cuối (huyện Gia Lộc) và chợ Đọ (huyện Ninh Giang), khu công nghiệp Lai Vu (huyện Kim Thành).
Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục được chú trọng. Làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; duy trì các hoạt động bổ trợ tư pháp và trợ giúp pháp lý.
2. Về quốc phòng an ninh
Giữ vững an ninh chính trị, trật tự ATXH trên địa bàn toàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án “làng an toàn, khu dân cư an toàn về ANTT”, toàn tỉnh có 98% số làng, khu dân cư, 62% số cơ quan, DN, trường học đăng ký thực hiện. Đã giải quyết ổn định, tạm ổn định 22/25 điểm nổi cộm về ANTT (hiện còn 3 điểm diễn biến phức tạp tại khu công nghiệp Lai Vu (Kim Thành), Duy Tân (Kinh Môn) và TP. Hải Dương). Công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm đạt được những kết quả tích cực. Phát hiện xảy ra 757 vụ phạm pháp hình sự, tăng 15 vụ, đã điều tra khám phá 653 vụ, đạt tỷ lệ 86,3 %. Bắt giữ, xử lý 250 vụ cờ bạc với 1.301 đối tượng (giảm 29 vụ, 139 đối tượng), 325 vụ về ma túy và tệ nạn xã hội với 480 đối tượng (tăng 46 vụ, 118 đối tượng). Công tác đảm bảo trật tự ATGT tiếp tục chuyển biến tích cực, toàn tỉnh xảy ra 285 vụ TNGT đường bộ, làm chết 140 người, bị thương 130 người (giảm 49 vụ, 11 người chết, 47 người bị thương). Đang tích cực chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả và ổn định tình hình sau vụ hỏa hoạn xảy ra tại Trung tâm thương mại tỉnh.
Nhiệm vụ quốc phòng quân sự địa phương được chỉ đạo thực hiện tốt theo kế hoạch; đã hoàn thành việc bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho đối tượng 3; hoàn thành nhiệm vụ tuyển quân, tuyển sinh quân sự năm 2013. Tổ chức diễn tập trên bản đồ và sa bàn, diễn tập khu vực phòng thủ đạt kết quả tốt. Thực hiện tốt các chính sách hậu phương quân đội và kế hoạch phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn.
IV. CÔNG TÁC NỘI VỤ, THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG, THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính; triển khai nhân rộng mô hình một cửa hiện đại tại 8 huyện còn lại. Áp dụng công nghệ thông tin và hệ thống quản lý chất lượng theo Mô hình khung trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Triển khai ứng dụng phần mềm xử lý văn bản và quản lý hồ sơ công việc tại các địa phương và các Sở, ngành trực thuộc UBND tỉnh. Tổ chức thực hiện tốt kỳ thi tuyển công chức vào các cơ quan hành chính Nhà nước. Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và thực hiện chế độ thu hút, ưu đãi đối với cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định. Chuyển xếp lương cho 696 cán bộ xã có bằng trung cấp chính trị theo đúng quy định và kịp thời giải quyết chế độ trợ cấp cho 2.828 thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến, là tỉnh giải quyết sớm nhất trong toàn quốc. Thẩm định xong Đề án vị trí việc làm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng viên chức tại một số địa phương. Tổ chức tốt việc lấy ý kiến đối với 1.640 người thuộc chức danh do HĐND các cấp bầu và phê chuẩn. Tiếp tục thực hiện chương trình phát triển thanh niên tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2020. Làm tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh. Tăng cường quản lý việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; kiểm tra và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
B. HẠN CHẾ, YẾU KÉM VÀ NGUYÊN NHÂN
I. HẠN CHẾ, YẾU KÉM
Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2013 còn một số hạn chế, yếu kém, đó là:
1. Sản xuất nông nghiệp đạt ở mức thấp, chưa có nhiều vùng sản xuất quy mô lớn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN có dấu hiệu tích cực hơn, song vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong tiêu thụ sản phẩm, niềm tin trong SXKD phục hồi chậm. Chưa có nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực có giá trị gia tăng cao. Quy mô các ngành dịch vụ nhỏ, chất lượng của một số loại hình dịch vụ còn thấp. Sức mua trên thị trường thấp, khả năng hấp thụ vốn của các DN chưa được cải thiện.
2. Tiến độ xây dựng nông thôn mới còn chậm, chất lượng lập quy hoạch, lập đề án xây dựng nông thôn mới còn thấp; việc chỉ đạo thực hiện ở một số cơ sở còn lúng túng, chưa xác định được nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên để thực hiện. Chưa tạo thành được phong trào sâu rộng, chưa tranh thủ được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.
3. Tổng vốn đầu tư XH không đạt kế hoạch; chưa thu hút được nhiều dự án lớn, công nghệ hiện đại; tiến độ lấp đầy các KCN chậm, tiến độ thực hiện một số dự án trọng điểm còn chậm, nhiều dự án sử dụng đất lúa phải chờ xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, một số dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhưng không giải phóng được mặt bằng.
4. Thu ngân sách của tỉnh tăng, nhưng chưa vững chắc, thu tiền sử dụng đất đạt thấp so với dự toán.
5. Chất lượng giáo dục ngoài công lập, giáo dục hướng nghiệp chưa cao; công tác đào tạo nghề chưa sát và gắn với nhu cầu xã hội; việc dạy thêm, học thêm và thu trái quy định tuy đã được khắc phục nhưng vẫn còn tồn tại ở một số đơn vị. Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh còn cao, tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng. Tình trạng vi phạm pháp luật về lao động còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp. Một số vụ việc nổi cộm bức xúc về: môi trường, khai thác cát lòng sông trái phép,… đã được tập trung giải quyết, song kết quả đạt được chưa vững chắc. Tình hình an ninh trật tự ở một số khu vực nông thôn còn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định. Đời sống một bộ phận người lao động còn gặp nhiều khó khăn do thiếu việc làm và thu nhập thấp.
6. Cải cách TTHC chưa đáp ứng được yêu cầu; nhiều việc giải quyết còn chậm, chưa kịp thời; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực chưa cao.
II. NGUYÊN NHÂN
1. Nguyên nhân khách quan
- Kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn cầu mặc dù có bước phục hồi nhưng còn chậm. Kinh tế vĩ mô trong nước chưa ổn định, thị trường vốn, thị trường bất động sản chưa có sự phục hồi rõ nét, sức mua trên thị trường chậm dược cải thiện,.. tiếp tục tác động tới tình hình SXKD của các DN.
- Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tác động không thuận lợi tới sản xuất nông nghiệp, giá cả vật tư đầu vào tăng trong khi giá bán nông sản không ổn định nên chưa khuyến khích được nông dân đầu tư sản xuất.
- Một số chủ trương, chính sách của nhà nước còn bất cập, chưa sát thực tế (như việc ban hành Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ quy định trong việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp phải báo cáo Bộ TN-MT, Bộ NN-PTNT xem xét và trình Chính phủ cho phép) gây khó khăn cho các địa phương.
2. Nguyên nhân chủ quan
- Công tác nắm bắt tình hình, xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch ở một số địa phương, đơn vị còn chậm, chưa quyết liệt. Sự phối hợp giữa các Sở, ngành và các địa phương trong một số việc còn hạn chế, vì vậy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao ở một số lĩnh vực đạt kết quả chưa cao. Một số ngành, địa phương, việc chấp hành chỉ đạo của UBND tỉnh trong một số việc chưa nghiêm túc. Một số chủ trương tháo gỡ khó khăn cho DN chưa được tích cực tổ chức thực hiện.
- Một số ngành, địa phương chưa chủ động trong việc tham mưu đề xuất những biện pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và giải quyết một số vụ việc phức tạp.
- Việc thực hiện CCHC ở một số Sở, ngành, địa phương còn chưa thực sự quyết liệt, chưa tạo được chuyển biến rõ nét. Một bộ phận cán bộ ý thức, trách nhiệm không cao, năng lực trình độ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Chưa phát huy đầy đủ trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Năm 2013, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh có nhiều nét chuyển biến tích cực, đạt và vượt 12/13 chỉ tiêu KT-XH chủ yếu đề ra. Các chỉ tiêu quan trọng như: tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, xuất khẩu, giải quyết việc làm,... đạt kết quả cao hơn so với KH đề ra và so với năm trước. Sản xuất nông nghiệp ổn định, phong trào xây dựng nông thôn mới có sức lan tỏa sâu rộng, được đông đảo nhân dân tham gia hưởng ứng, nhiều công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống ở khu vực nông thôn được đầu tư và đưa vào sử dụng, như các công trình: đường GTNT, cấp nước sạch, trường học, công trình vệ sinh môi trường,… góp phần phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Sản xuất công nghiệp có bước phục hồi, các hoạt động dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng. Một số công trình, dự án trọng điểm, dự án lớn được tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt được nhiều tiến bộ mới; các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện, đời sống đại bộ phận nhân dân ổn định. Việc giải quyết một số vấn đề nổi cộm, bức xúc như: khiếu kiện đông người, kéo dài, khai thác khoáng sản trái phép, vi phạm trật tự ATGT đã được chỉ đạo quyết liệt, đạt chuyển biến khá rõ. Tình hình an ninh chính trị trật tự ATXH được giữ vững. Cải cách hành chính đạt được kết quả nhất định, chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước tiếp tục được nâng lên. Song bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại hạn chế như: tổng mức đầu tư xã hội giảm, thu tiền sử dụng đất không đạt kế hoạch, một số vấn đề nổi cộm bức xúc về môi trường, khai thác đất đồi, cát sỏi lòng sông, khiếu kiện đông người chưa được giải quyết triệt để; công tác quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và yếu kém cần sớm được khắc phục.
Những kết quả trên đây đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cao hơn trong những năm tiếp theo. UBND tỉnh cũng nghiêm túc nhìn nhận rằng, việc khắc phục những hạn chế, yếu kém, nâng cao chất lượng tăng trưởng và giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc, bảo đảm phát triển bền vững vẫn là những thách thức lớn, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc, quyết tâm cao trong năm 2014 và những năm tiếp theo.
Phần thứ hai
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014
I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH THẾ GIỚI, TRONG NƯỚC VÀ TRONG TỈNH
Theo dự báo của Chính phủ, năm 2014 kinh tế thế giới sẽ có sự phục hồi tích cực hơn. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhiều khả năng khả quan hơn do sự phục hồi của dòng vốn và việc chuyển hướng dòng vốn ODA từ các nước thu nhập thấp sang các nước thu nhập trung bình.
Trong nước, dự báo sự hồi phục của nền kinh tế sẽ rõ rệt hơn do tác động tích cực từ nền kinh tế thế giới trên cả lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư. Bên cạnh đó, tác động của hàng loạt các chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh năm 2013, cũng như sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị chắc chắn mang lại những kết quả tích cực. Niềm tin kinh doanh được củng cố, dòng vốn được khai thông sẽ đẩy nhanh hơn tốc độ hồi phục sản xuất. Hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và các hiệp định thương mại tự do (FTA) mới sẽ có tác động tạo ra sự cải thiện môi trường kinh doanh, tạo cơ hội mở rộng đầu tư và thương mại cho doanh nghiệp.
Đối với tỉnh, những kết quả đạt được trong năm 2013 sẽ tiếp tục tạo đà cho việc thực hiện nhiệm vụ KH năm 2014. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện Kế hoạch năm 2014 cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức phải giải quyết, đó là: quy mô kinh tế tỉnh còn nhỏ, sức cạnh tranh thấp; tăng trưởng chủ yếu vẫn dựa vào vốn và lao động. Phần lớn các DN có quy mô nhỏ, khả năng hấp thụ vốn thấp trong khi hoạt động tín dụng vẫn còn trong tình trạng bị nghẽn. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún; thiếu các ngành dịch vụ hỗ trợ sản xuất và có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao; SX công nghiệp chưa có mũi nhọn đột phá, còn phụ thuộc vào một số ít DN có vốn ĐTNN. Huy động vốn đầu tư phát triển còn thấp. Một số vấn đề xã hội nổi cộm, bức xúc tiếp tục phải tập trung giải quyết.
II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2014
1. Mục tiêu tổng quát
Tập trung tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới; huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng tăng trưởng. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án lớn. Thực hiện tốt hơn các chính sách an sinh xã hội. Đổi mới cơ bản tác phong, lề lối làm việc; giải quyết kịp thời các vấn đề nổi cộm, bức xúc. Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục, đào tạo nghề, khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng quân sự địa phương.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2014
2.1. Các chỉ tiêu về kinh tế
(1). Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) từ 7 - 7,5%.
(2). Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp thủy sản - CN, xây dựng - Dịch vụ: 16,5% - 48,5% - 35,0%.
(3). Cơ cấu lao động trong các khu vực nông, lâm, thủy sản - CN, xây dựng - Dịch vụ: 37,8% - 34,1% - 28,1%.
(4). Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 127 triệu đồng.
(5). Giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng 14 - 15%.
(6). Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh bình quân đầu người 38,5 triệu đồng.
(7). Thu ngân sách nội địa 5.460 tỷ đồng (trong đó thu sử dụng đất 700 tỷ đồng), phấn đấu tăng thu nội địa (trừ thu tiền sử dụng đất) từ 5% trở lên so với dự toán TW giao.
(8). Huy động 22.570 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
2.2. Các chỉ tiêu về xã hội
(1). Mức giảm tỷ lệ sinh 0,18‰.
(2). Giảm trên 1% tỷ lệ hộ nghèo.
(3). Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 13%
(4). Giải quyết việc làm cho 3,2 vạn lao động.
(5). Tỷ lệ lao động qua đào tạo 52%.
(6). Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí mới 53,58% (tăng 10 trạm).
(7). Giữ vững tỷ lệ 73% số làng, khu dân cư đạt danh hiệu “làng, khu dân cư văn hóa”, 83% số gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”.
(8). Năm 2014 có từ 1 - 2 xã đạt đủ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
2.3. Các chỉ tiêu về môi trường:
(1). Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 95%, trong đó tỷ lệ hộ dân được dùng nước sạch đạt 83%.
3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển các ngành, lĩnh vực
3.1. Lĩnh vực phát triển kinh tế
a. Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh
Tổ chức thực hiện kịp thời, công khai, minh bạch các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là các chính sách về tín dụng, thuế, đất đai... Tạo điều kiện thuận lợi để các DN trong nước phát triển bền vững. Rà soát, kiên quyết loại bỏ những thủ tục hành chính bất hợp lý, đang là rào cản đối với quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc của DN.
Phấn đấu giá trị SX nông, lâm nghiệp, thủy sản (giá 2010) tăng 1 - 1,3% so với năm 2013. Phát triển nông nghiệp theo mô hình sản xuất hàng hóa tập trung; khuyến khích thu hút các DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Chú trọng thực hiện các chính sách hỗ trợ về giống, xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, tiêu thụ nông sản tập trung. Triển khai thực hiện Đề án kiên cố hóa kênh mương giai đoạn 2013 - 2015. Chỉ đạo tốt công tác khuyến nông, công tác vệ sinh an toàn sản phẩm; cung ứng vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Nâng cao chất lượng lập quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới, chú trọng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Triển khai có hiệu quả chủ trương dồn điền đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng và tổ chức lại sản xuất. Khuyến khích việc tích tụ ruộng đất. Lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư các công trình hạ tầng nông thôn, ưu tiên các công trình phục vụ phát triển SX nông nghiệp, công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, xây dựng trường học, trụ sở xã, trạm y tế, thiết chế văn hóa thể thao ở những xã khó khăn. Ưu tiên hỗ trợ cho một số xã có khả năng đạt các tiêu chí vào năm 2014 và 2015; tập trung ưu tiên thực hiện trước ở một số tiêu chí bức xúc cần thiết ở tất cả các xã trong tỉnh.
Phấn đấu GTSX công nghiệp - xây dựng (theo giá 2010) tăng 8 - 8,5%, trong đó GTSX công nghiệp tăng 8,5 - 9% so với năm 2013. Khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến NSTP; ưu tiên thu hút các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường như: sản phẩm cơ khí, điện tử, điện lạnh, thiết bị thông tin viễn thông,... Tập trung giải quyết vướng mắc để triển khai thực hiện các dự án lớn như: Nhiệt điện Hải Dương, Dệt Pacific, May Tinh Lợi,… làm tốt công tác đền bù GPMB và giao đất kịp thời cho các dự án đã chấp thuận đầu tư. Nâng cao hiệu quả công tác khuyến công; phát triển TTCN và làng nghề truyền thống. Tập trung xử lý cơ bản các CCN hình thành trước khi quy chế quản lý cụm CN có hiệu lực. Triển khai thực hiện tốt Quy chế quản lý các CCN trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo tiến độ triển khai các dự án xây lưới điện, nâng cao chất lượng cung ứng điện cho sản xuất và tiêu dùng, nhất là cung cấp điện ở khu vực nông thôn.
Hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết các KCN Quốc Tuấn - An Bình, phân khu phía Đông KCN Phú Thái; điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN Đại An mở rộng, KCN Cộng Hòa. Đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN; tích cực thu hút đầu tư lấp đầy các KCN đã có hạ tầng.
Phấn đấu giá trị sản xuất các ngành dịch vụ (giá 2010) tăng 9 - 9,5% so với năm 2013. Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực: thương mại, siêu thị, nhà hàng, du lịch, tài chính, vận tải, viễn thông, bảo hiểm, tư vấn, khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo, y tế chất lượng cao... Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, tập trung tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đưa hàng hóa về thị trường nông thôn. Triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của tỉnh; tăng tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu qua chế biến. Thực hiện Quy định về hỗ trợ và khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng chợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2020. Đẩy nhanh việc xây dựng hạ tầng khu du lịch trọng điểm Côn Sơn - Kiếp Bạc. Tăng cường hoạt động liên kết vùng trong phát triển du lịch. Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về hội nhập quốc tế.
b. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp điều hành của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô; tăng cường thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư
Tiếp tục thực hiện phương án cơ cấu lại hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh theo lộ trình đã được phê duyệt. Cải cách thủ tục vay vốn, tạo thuận lợi cho các DN tiếp cận với vốn vay ngân hàng. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng vốn huy động 8 - 10%, tăng trưởng đầu tư tín dụng 6 - 8% so với năm 2013. Ưu tiên vốn tín dụng cho các lĩnh vực: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các DN có thị trường tiêu thụ, các dự án trọng điểm. Thực hiện các biện pháp kiểm soát và xử lý nợ xấu; đảm bảo tính thanh khoản và an toàn của hệ thống tín dụng, ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng chính sách. Tiếp tục quản lý chặt chẽ thị trường vàng, ngoại hối. Đẩy mạnh thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt.
Quản lý chặt chẽ các nguồn thu ngân sách, triển khai đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp chống thất thu, nợ đọng thuế. Điều chỉnh việc phân cấp quản lý các nguồn thu. Xây dựng Quy định về phối hợp liên ngành, giữa các ngành với các địa phương trong quản lý thuế tài nguyên, phí môi trường, thuế sử dụng đất. Rà soát, điều chỉnh Quy định về quy trình, thủ tục, phân cấp thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Tập trung xử lý có hiệu quả đất dôi dư, đất xen kẹp trên địa bàn toàn tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt giá khởi điểm làm cơ sở đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh để tăng nguồn thu tiền sử dụng đất. Tăng cường quản lý chi ngân sách, đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả; đổi mới việc quản lý ngân sách theo hướng khoán chi gắn với nhiệm vụ được giao, tăng cường tự chủ về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập, việc giao KH chi ngân sách được thực hiện chi tiết ngay từ đầu năm. Đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ thiết yếu, chi cho con người, chi thực hiện chính sách an sinh xã hội. Kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết.
Tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giá cả, thị trường. Thực hiện tốt cơ chế điều hành, kiểm soát giá cả, dự trữ và cung ứng một số mặt hàng thiết yếu. Thực hiện có hiệu quả kế hoạch bình ổn giá phục vụ Tết Nguyên Đán Giáp Ngọ.
Tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thu hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, nhất là vốn huy động từ các DN, vốn ODA và trái phiếu chính phủ. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy hoạch, tăng cường công tác quản lý theo quy hoạch và công bố công khai các quy hoạch được phê duyệt. Ngân sách nhà nước chỉ đầu tư cho những lĩnh vực không thu hút được các thành phần kinh tế khác tham gia, ưu tiên đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, cấp điện, cấp thoát nước, bệnh viện và trường học. Tích cực triển khai một số dự án lớn đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ như đường trục Bắc Nam, cầu Hàn, đường trục giao thông chính khu Côn Sơn - Kiếp Bạc,... Chỉ đạo quyết liệt việc nghiệm thu quyết toán khu đô thị phía Đông và phía Tây TP.Hải Dương và khu du lịch sinh thái và dịch vụ thành phố Hải Dương (khu Hà Hải).
Khuyến khích đầu tư các dự án theo hình thức BT, PPP. Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng văn hóa, xã hội, phúc lợi công cộng. Nâng cao chất lượng các dự án FDI, sử dụng có hiệu quả vốn ODA.
Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư tìm hiểu và triển khai đầu tư theo đúng quy hoạch. Điều chỉnh danh mục dự án, ngành nghề khuyến khích đầu tư, ngành nghề hạn chế đầu tư và lĩnh vực, ngành nghề không thu hút đầu tư; tập trung thu hút các dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, trong đó ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, dự án có quy mô đầu tư lớn. Tăng cường các biện pháp vận động tài trợ thu hút vốn ODA để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu đô thị phía Tây TP. Hải Dương, Bệnh viện Phụ sản,... vốn hỗ trợ từ trung ương cho dự án đường trục Bắc Nam, dự án đường vào khu di tích Đền Kiếp Bạc.
3.2. Lĩnh vực văn hóa, xã hội
Triển khai thực hiện các chương trình hành động và đề án về đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động GD-ĐT, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 theo Quyết định 711/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục ở các cấp học, bậc học; giữ vững chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Củng cố loại hình trường, lớp học theo Luật Giáo dục. Điều chỉnh việc phân cấp thi tuyển viên chức ngành giáo dục. Tiếp tục xây dựng các trường học đạt chuẩn quốc gia. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục, tài liệu, học liệu, phương tiện cho các cơ sở giáo dục. Đẩy mạnh tiến độ xây dựng bể bơi ở các trường tiểu học và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học, ngành học. Thực hiện xong việc bố trí đội ngũ giáo viên cũ tại các trường học sau khi chuyển đổi loại hình trường theo Nghị quyết của HĐND tỉnh.
Đổi mới phương thức đào tạo nghề theo hướng gắn quy mô, lĩnh vực ngành nghề đào tạo với nhu cầu thị trường lao động; tăng cường hình thức liên kết đào tạo, đào tạo theo hợp đồng giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp sử dụng lao động.
Củng cố và nâng cao chất lượng mạng lưới y tế dự phòng cả về trình độ chuyên môn kỹ thuật, trang thiết bị và tinh thần phục vụ của đội ngũ cán bộ y tế; chủ động giám sát dịch, không để dịch lớn và tử vong xảy ra trên địa bàn tỉnh. Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, công tác vệ sinh môi trường và nước sạch. Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới khám chữa bệnh tại các tuyến, đặc biệt là y tế cơ sở. Điều chỉnh phân tuyến kỹ thuật theo hướng mở rộng dịch vụ ở tuyến dưới. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong khám và điều trị bệnh. Tăng cường thu hút bác sĩ về công tác tại tuyến cơ sở. Nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh. Quản lý chặt chẽ các hoạt động về y tế. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và bình đẳng giới. Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tiếp tục thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Quan tâm đầu tư hoàn thiện các thiết chế văn hóa, thể thao tại cơ sở. Thực hiện tốt quy hoạch lễ hội. Nâng cao chất lượng phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa. Đẩy nhanh tiến độ trùng tu, tôn tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch. Phát triển sâu rộng phong trào TDTT quần chúng, đầu tư có trọng điểm cho các bộ môn thành tích cao, bộ môn thể thao mũi nhọn của tỉnh. Tổ chức tốt Đại hội TDTT cấp tỉnh lần thứ VII; chuẩn bị tốt lực lượng VĐV để tham gia Đại hội TDTT toàn quốc.
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kịp thời về các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đến các tầng lớp nhân dân. Nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản, phát thanh, truyển hình.
Nâng cao hiệu quả hoạt động KHCN, xây dựng kế hoạch KHCN sát thực với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ưu tiên giải quyết những vấn đề cấp bách như: bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, giải quyết ô nhiễm môi trường,… Đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển thị trường khoa học công nghệ, ưu tiên công nghệ cao; thực hiện tốt công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Chú trọng hoạt động đào tạo, giới thiệu và giải quyết việc làm. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động của các DN. Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tiếp tục thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án về giảm nghèo. Thực hiện kịp thời các chính sách an sinh xã hội, nhất là đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người già cô đơn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chuẩn bị tốt việc chăm lo cho các đối tượng, gia đình chính sách và các đối tượng bảo trợ XH trong dịp Tết Nguyên Đán Giáp Ngọ. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả của vụ cháy Trung tâm thương mại tỉnh, tạo thuận lợi để các hộ tiểu thương ổn định kinh doanh.
Tập trung giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, nhất là tình trạng khiếu kiện kéo dài, tham nhũng, tội phạm, ma tuý, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông.
3.3. Khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản. Hoàn thành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã; tăng cường quản lý, giám sát việc sử dụng đất theo quy hoạch. Tiếp tục thực hiện dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận QSD đất ở nông thôn, đô thị. Triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1478/TTg-KTN ngày 20 tháng 9 năm 2013 về việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh. Đẩy nhanh việc xử lý đất xen kẹp, dôi dư trong các khu dân cư. Thực hiện giao đất, thu tiền sử dụng đất đối với các dự án khu dân cư, khu đô thị đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư. Đôn đốc việc đầu tư xây dựng hạ tầng tại các KCN; tiếp tục kiểm tra, xử lý các dự án đã được giao đất nhưng chậm triển khai.
Tổ chức thống kê đất đai năm 2014, thực hiện tốt việc đăng ký, chỉnh lý biến động đất đai thường xuyên, hoàn thiện việc chỉnh lý bản đồ hiện trạng sau thống kê biến động đất đai. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động tập kết nguyên vật liệu, khai thác đất đồi và cát sỏi lòng sông, lập bến bãi, xả nước thải vào nguồn nước trái phép. Tập trung giải quyết và xử lý các vấn đề nổi cộm, bức xúc về môi trường, nhất là việc xử lý rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại ở thành thị. Chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Hoàn thành quy hoạch xử lý chất thải rắn, quy hoạch xử lý nước thải; thí điểm xây dựng một số mô hình xử lý rác thải tại một số xã, thị trấn.
3.4. Cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng lãng phí
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, trong đó tập trung vào đổi mới tác phong, lề lối làm việc, đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân. Thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước; tăng cường việc ứng dụng các tiến bộ về công nghệ phục vụ công tác quản lý. Thực hiện mô hình Một cửa hiện đại ở tất cả các địa phương trong tỉnh; gắn trách nhiệm cụ thể của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Thực hiện cải cách chế độ công vụ, công chức. Tăng cường thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ tại các đơn vị. Tiếp tục thực hiện lộ trình chuyển đổi một số đơn vị sự nghiệp sang hoạt động theo mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế, kinh phí hoạt động. Thẩm định và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án vị trí việc làm tại các cơ quan hành chính nhà nước. Tổ chức tốt việc thi tuyển công chức cấp xã.
Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý vốn, tài sản của nhà nước. Xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, đề án thực hiện Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XV. Tích cực khắc phục những hạn chế, thiếu sót sau tự kiểm điểm phê bình theo tinh thần Nghị quyết TW 4 (khóa XI) gắn với thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
3.5. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và quốc phòng- quân sự địa phương
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh. Tăng cường đôn đốc và nâng cao chất lượng xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Đổi mới công tác tiếp dân, gắn tiếp dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thực hiện quyết liệt các giải pháp mạnh để giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp còn tồn tại kéo dài, không để phát sinh các điểm phức tạp mới.
Đẩy mạnh phòng trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, Chương trình hành động phòng chống ma tuý. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp kiềm chế, đẩy lùi tai nạn giao thông. Giữ ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục xây dựng củng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong tình hình mới; kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện tốt các mặt công tác quốc phòng quân sự địa phương. Thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.
Tóm lại, mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2014 đề ra rất lớn, trong bối cảnh dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức. Để hoàn thành các chỉ tiêu KH đề ra đòi hỏi sự phấn đấu quyết liệt, đồng bộ của các cấp chính quyền, toàn thể nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp ngay từ đầu năm, tạo điều kiện cho bước phát triển vững chắc hơn trong những năm còn lại của KH 5 năm 2011 - 2015. UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố, thị xã cần xác định công tác trọng tâm, trọng điểm, tiến hành xây dựng các chương trình, kế hoạch ngay từ đầu năm, tích cực nỗ lực phấn đấu, phát huy tốt truyền thống đoàn kết, tự lực tự cường, vượt khó khăn; đồng thời tập trung huy động và khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2014 đã đề ra.
------------------
(*) Tiêu đề do Hải Dương online đặt