Chiếc áo mới

Các em viết - Ngày đăng : 09:45, 21/01/2014



Chợ chiều ở quê tôi những ngày cuối tháng chạp khác hẳn với ngày thường, đông đúc hơn, nhộn nhịp hơn với vô số các loại hàng hóa. Tôi phụ mẹ đi bán bánh gai như thường lệ. Có điều thúng bánh hôm nay đầy hơn, nặng hơn. Mẹ bảo: “Chợ ngày Tết, phải tranh thủ bán…” Không hiểu mẹ nghĩ gì nên không nói hết câu. Ánh nắng cuối ngày mùa đông yếu ớt dần, cái lạnh bắt đầu làm tôi rùng mình nép vào bên mẹ. Sáng nay lúc ra chơi, tôi nghe bọn cái Phương, cái Hà bảo rằng trời lại rét tăng cường. Chúng nó khoe với nhau là đã được bố mẹ mua cho quần áo mới để chuẩn bị diện Tết. Tôi bỗng thấy thèm một cái áo mới biết chừng nào.

Chợ ngày một đông hơn. Tiếng kẻ mua người bán, tiếng cười nói xen lẫn tiếng gà vịt kêu và cả tiếng

 MỘT THỜI

Một thời cắp sách đến trường
Đón nhận tình cảm yêu thương thầy trò
Một thời học tập mộng mơ
Biết bao kỷ niệm đón chờ tương lai
Một thời mong đợi ngày mai
Niềm tin hy vọng không phai chí bền
Một thời quyết chí thì nên
Thành công, thắng lợi xây nền tương lai
Một thời mà chẳng có hai.

NGUYỄN THÙY DƯƠNG

hát rong của ông già mù vang qua tiếng loa… tất cả tạo thành một mớ âm thanh hỗn tạp nhưng náo nức khác lạ. Trong khi đó tôi lại chẳng hề rời mắt khỏi chiếc áo khoác có cổ bằng lông màu trắng xinh xinh treo ở gian hàng của một cô ăn mặc rất sành điệu. Tôi không biết tên người đó vì thi thoảng cô ấy mới bán hàng ở chợ quê tôi. Tôi thầm nghĩ: “Chà! Mình mà mặc chiếc áo ấy thì đẹp phải biết”. Tôi bắt đầu hình dung ra cái cách lũ bạn gái trong lớp tròn xoe mắt mà trầm trồ khen chiếc áo mới tôi mặc. Tụi cái Phương, cái Hà phen này cũng phải ghen tị cho mà xem. Tôi nghển cổ nhòm thúng bánh trước mặt mẹ. Hôm nay chợ đông mà sao người ta mua bánh ít thế. Hình như ai cũng sà vào hàng quần áo thì phải. Vậy là tôi đành im lặng, trong lòng thoáng lo sợ mơ hồ. Mẹ vẫn thường nhắc nhở tôi: “Nhà mình nghèo, con không được đua đòi”. Tôi sợ nói ra, mẹ sẽ cho tôi một cái bạt tai mất. Nghĩ vậy, tôi cúi đầu nhìn thúng bánh, chốc chốc lại len lén nhìn về gian hàng treo chiếc áo “mơ ước” kia. Tiếc nuối. Lo sợ.

Gió bắt đầu thổi mạnh hơn, người bán, người mua bắt đầu ra về dần. Chợ vãn. Mẹ trùm chiếc khăn trên cổ vào đầu tôi, bảo: “Hôm nay khéo lại về muộn đây. Bịt hai cái tai lại cho khỏi lạnh, con ạ!”. Tôi liếc nhìn cô bán quần áo. Hình như cô ấy đang chuẩn bị thu dọn. Thôi chết! Cô ấy dọn hàng để về, ngày mai sẽ đi nơi khác, biết đâu từ nay đến Tết cô ấy không quay lại chợ quê tôi nữa. Mà cô ấy có quay lại thì biết đâu chiếc áo trong mơ của tôi cũng chẳng còn. Tôi bỗng thấy trong người bứt dứt, khó chịu. Tôi quay sang mẹ, lí nhí:

- Con thích cái áo kia mẹ ơi! Sắp đến Tết rồi…

- Áo nào? Có nhìn thấy bánh trái ế ẩm thế này không? - mẹ quát - Không biết thương mẹ, chỉ đua với đòi!

Tôi lạnh người. Im bặt. Tôi thấy khóe mắt mình cay cay. Tự dưng tôi thấy mẹ thật quá đáng. Mẹ chẳng thương tôi gì cả, lại còn mắng tôi ở chốn đông người làm tôi xấu hổ. Tôi bỗng giận mẹ, hai tay bấu chặt vạt áo khoác mỏng đã sờn chỉ. Lặng thinh.

Ngồi thêm một lúc nữa, mẹ tôi cắp cái thúng bên hông đứng dậy, kéo lại vạt áo bị gió thổi tung, bảo tôi: “Con về nhà trước đi”. Tôi vẫn cúi mặt, lầm lũi đi về. Chắc hôm nay phải ế đến một nửa số bánh. Từ lúc mắng tôi, hình như mẹ cũng chẳng bán thêm được chiếc bánh nào.

Ra khỏi chợ, chợt nhớ là mẹ cầm chìa khóa nhà, tôi bèn chạy lại tìm mẹ. Tôi khựng lại khi thấy mẹ đang mặc cả với cô bán quần áo để mua chiếc áo khoác mà tôi ao ước. Tôi không tin vào mắt, vào tai mình nữa. Rõ ràng là tay mẹ đang cầm chiếc áo khoác có cổ bằng lông trắng muốt đấy thôi. Mẹ mua nó cho tôi ư? Mẹ vừa mắng tôi một trận kia mà. Tôi thấy mẹ móc sạch cả túi tiền để đếm. Nhìn mẹ xếp lại những đồng tiền bán bánh, tôi chỉ muốn chạy ào tới mà níu tay mẹ: “Mẹ ơi! Con không cần chiếc áo ấy nữa đâu”. Trong phút chốc tôi quên mất rằng cách đây không lâu tôi đã thèm muốn chiếc áo ấy như thế nào. Bây giờ tôi chỉ thấy ân hận vì đã hiểu lầm mẹ, vì đã đòi hỏi mẹ trong khi tôi biết mẹ không có tiền. Mắt tôi nhòe đi, tôi cúi gằm mặt xuống để không ai nhận ra rằng tôi đang khóc. Đâu đây vẫn văng vẳng tiếng hát của ông già mù: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào…”

ĐỖ THỊ OANH (lớp 12M, Trường THPT Nam Sách)