Hướng dẫn đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra
Tư vấn - Ngày đăng : 06:48, 02/12/2015
Trong đó, mức độ thiệt hại về vật chất do thiên tai gây ra được quy định ở 4 mức: thiệt hại hoàn toàn (bị mất trắng hoặc bị phá hủy, hư hỏng trên 70% không thể khôi phục lại); thiệt hại rất nặng (giảm năng suất hoặc bị phá hủy hư hỏng từ 50 - 70%); thiệt hại nặng (giảm năng suất hoặc bị phá hủy, hư hỏng từ 30 - 50%); thiệt hại một phần (bị giảm năng suất hoặc bị hư hỏng dưới 30%).
Việc thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra phải được thực hiện phù hợp với thực tế, đáp ứng việc chỉ đạo, điều hành, ứng phó với thiên tai; việc lập báo cáo thống kê thiệt hại phải được thực hiện đúng thẩm quyền; bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch; phản ánh sát thực tế và mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan đến hoạt động thống kê, đánh giá thiệt hại…
Các loại báo cáo thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra bao gồm: báo cáo nhanh được thực hiện trước 24 giờ tính từ khi xảy ra thiên tai và được báo cáo hằng ngày cho đến khi kết thúc đợt thiên tai; báo cáo tổng hợp đợt thiên tai được thực hiện khi kết thúc đợt thiên tai; báo cáo định kỳ công tác phòng chống thiên tai được thực hiện khi kết thúc 6 tháng đầu năm, tổng kết năm về phòng chống thiên tai và báo cáo đột xuất khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu… Ngoài việc báo cáo bằng văn bản, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp và các bộ, ngành phải thường xuyên thông tin và báo cáo qua điện thoại khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
Thông tư liên tịch có hiệu lực thi hành từ ngày 30-12-2015.