Nâng cao chất lượng Chương trình Nghiên cứu lý luận chính trị

Chính trị - Ngày đăng : 09:45, 14/01/2018

Ngày 13.1, Chương trình "Nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020," tổ chức tổng kết công tác năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018.

Một hội nghị tập huấn công tác lý luận chính trị năm 2017. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)

Năm 2018, xác định là năm bản lề của Chương trình ‘Nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020," năm quyết định chất lượng, tiến độ nghiên cứu chung của chương trình, vì vậy, kết quả nghiên cứu của Chương trình sẽ được chắt lọc, góp phần quan trọng hình thành Đề cương báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng.


Ban Chủ nhiệm Chương trình KX.04/16-20 tiếp tục chỉ đạo các đề tài trong Chương trình triển khai nghiên cứu theo đúng tiến độ, tăng cường quản lý chất lượng nội dung nghiên cứu.

Đối với một số đề tài có nội dung nghiên cứu liên quan đến chủ đề Hội nghị Trung ương lần thứ 7 và Hội nghị Trung ương lần thứ 8, cần tập trung nghiên cứu, góp phần vào báo cáo tư vấn trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Cuối quý 2/2018, những người thực hiện các đề tài triển khai xong kế hoạch đi khảo sát thực tế, hoàn thành nhiệm vụ hội thảo theo kế hoạch. Ban Chủ nhiệm Chương trình định hướng nội dung báo cáo kết quả nghiên cứu các đề tài lần 3 và lần 4 và chắt lọc kết quả nghiên cứu báo cáo trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư…

Năm 2017, 30/30 đề tài trong Chương trình KX.04/16-20 đã hoàn thành kế hoạch tài chính, thực hiện bảo vệ xong cấp quốc gia theo đúng tiến độ. Ban Chủ nhiệm Chương trình và chủ nhiệm các đề tài đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ của Chương trình; chất lượng báo cáo của các đề tài bước đầu đều đạt yêu cầu.

Tất cả đề tài đã có đề cương chi tiết hoàn chỉnh, làm cơ sở để xây dựng báo cáo tổng hợp. Một số đề tài đã dịch được khối lượng lớn tài liệu phục vụ nội dung nghiên cứu, nhiều đề tài thu nhận được hầu hết chuyên đề nghiên cứu.


Ban Chủ nhiệm Chương trình đã tổ chức Hội thảo “Những vấn đề lý luận chính trị-phương pháp nghiên cứu và cách thức tổ chức thực hiện chương tình."

Tại hội thảo, đã có hơn 20 tham luận của các nhà khoa học, quản lý và của chủ nhiệm đề tài. Hội thảo thu được kết quả quan trọng, nhất là thống nhất nhận thức về những đặc điểm nổi bật, mục tiêu, nội dung nghiên cứu của Chương trình KX.04/16-20 và những yêu cầu đặt ra đối với các đề tài thuộc Chương trình; về những vấn đề lý luận chính trị, phương pháp luận nghiên cứu, nhất là những nội dung mới, đề tài cần phải hướng tới và đạt được trong quá trình nghiên cứu.

Nhiều ý kiến phát biểu đã đề cập có chiều sâu về định hướng nghiên cứu gắn với thực tiễn Việt Nam, về cách thức tổ chức, kinh nghiệm quản lý đề tài, những biện pháp khả thi để góp phần thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu cũng như quản lý đề tài.

Đến nay, đã có 122 bài báo về các đề tài được đăng tải trên các tạp chí khoa học trong nước, 4 bài báo được đăng tải trên tạp chí quốc tế, có uy tín, 4 cuốn sách chuyên khảo được xuất bản; 43 nghiên cứu sinh, 51 thạc sỹ được đào tạo.

Một số đề tài đã đóng góp cơ sở lý luận thực tiễn trong báo cáo tư vấn chuẩn bị Hội nghị Trung ương 5 và Hội nghị Trung ương 6; có sự phản biện về chính sách và báo cáo tư vấn với Chủ tịch nước về phân bổ nguồn lực theo yêu cầu. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu của một số đề tài đã được vận dụng ngay vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

NGUYỄN HỒNG ĐIỆP(TTXVN/Vietnam+)