Phòng ngừa hăm tã đúng cách cho trẻ

Nông nghiệp - Nông thôn - Ngày đăng : 11:41, 14/11/2019

Mẹ nên vệ sinh vùng dưới cho bé bằng nước ấm, lau khô, chọn loại tã mềm mịn, độ thấm hút tốt để thay cho con.

Nhiều mẹ thắc mắc dùng tã đắt tiền cho con nhưng vẫn xuất hiện tình trạng hăm, thậm chí có trường hợp mẹ chẳng cho con dùng tã vẫn bị hăm. Hăm da (hăm tã) là tình trạng thường thấy ở trẻ. Mẹ không nên quá căng thẳng khi đối mặt với tình trạng này. Dù là bệnh lý nào, mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân mới có thể phòng tránh, khắc phục.

Hiểu về hăm tã

Hăm tã là tình trạng vùng da tiếp xúc với tã bị kích ứng. Nguyên nhân chính gây hăm là do da tiếp xúc với chất bẩn trên tã bẩn lâu hoặc da bị ẩm ướt do sau khi trẻ tắm, đi vệ sinh mà bố mẹ đã vội quấn tã. Các chất liệu của tã không đủ mềm mịn với làn da sơ sinh mỏng manh cũng có thể khiến trẻ bị kích ứng, gây ra hăm.

Tã giúp mẹ giải quyết vấn đề thấm hút chất tiêu bẩn của con đơn giản, tiện lợi hơn, nhất là đối với những người lần đầu làm mẹ. Do trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh có làn da mỏng manh và nhạy cảm, phần lớn diện tích da tiếp xúc với tã nên khi sử dụng tã cho con, mẹ cần lưu ý chọn loại phù hợp, vệ sinh đúng cách.

Bác sĩ Thân Trọng Thạch, Giảng viên Đại học Y Dược TP HCM giúp các mẹ hiểu rõ và phòng tránh hăm tã ở trẻ sơ sinh.

Bác sĩ Thân Trọng Thạch, giảng viên Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh giúp các mẹ hiểu rõ và phòng tránh hăm tã ở trẻ sơ sinh

Lưu ý khi chọn tã cho trẻ

Có nhiều loại tã dành cho trẻ (từ khi sơ sinh), mẹ cần nghiên cứu kỹ tính năng để lựa chọn phù hợp, lưu ý trước tiên chính là độ mềm mịn. Đối với trẻ sơ sinh có làn da mỏng manh và nhạy cảm, các loại tã có bề mặt cotton-soft (bông mềm mại) là lựa chọn phù hợp. Một số sản phẩm tã cho trẻ sơ sinh còn được bổ sung thêm Vitamin E dưỡng da, góp phần ngăn cách da bé tiếp xúc với chất bẩn, ngừa hăm.

Điểm quan trọng khi chọn tã là khả năng thấm hút và chống tràn. Mẹ lưu ý tã cần có khả năng thấm hút và chống tràn tốt để hạn chế nguy cơ chất tiêu bẩn tiếp xúc lâu trên da của trẻ, có thể gây hăm tã. Các loại tã có bề mặt dạng sóng 3D với rãnh thấm kim cương giúp thấm hút nhanh, dàn đều chất bẩn, ngăn thấm ngược trở lại, giúp da trẻ khô thoáng hơn, hạn chế nguy cơ hăm tã, đáng để mẹ xem xét.

Mẹ cần lưu ý tính năng để chọn được loại tã phù hợp cho trẻ sơ sinh. Xin ảnh kích thước 750.

Mẹ cần lưu ý tính năng để chọn được loại tã phù hợp cho trẻ sơ sinh

Với trẻ sơ sinh, khi chọn tã, mẹ chú ý đến những đặc điểm chuyên biệt của tã. Một số loại tã dành cho trẻ sơ sinh (thời gian trẻ chưa rụng rốn) có thiết kế bảo vệ rốn hạn chế bị nhiễm khuẩn. Thiết kế rãnh rốn Oheso là phần khoét ra phía mặt trước của tã, giúp hạn chế chất tiêu bẩn bám lên rốn của trẻ sơ sinh, cho rốn khô thoáng và nhanh rụng. Đây là một điểm cộng về công nghệ đối với dòng tã dành cho trẻ sơ sinh.

Thiết kế rãnh rốn Oheso chuyên biệt giúp rốn của trẻ sơ sinh hạn chế tiếp xúc với chất tiêu bẩn từ tã. 

Thiết kế rãnh rốn Oheso chuyên biệt giúp rốn của trẻ sơ sinh hạn chế tiếp xúc với chất tiêu bẩn từ tã

Vệ sinh cho trẻ đúng cách

Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ nhỏ quan trọng vì hạn chế được nguy cơ viêm nhiễm da. Ngay khi bé đi vệ sinh xong, trước khi thay tã nên vệ sinh cho bé sạch sẽ, nhất là vùng bẹn, mông và vùng sinh dục ngoài bằng nước ấm, sạch, lau khô bằng khăn bông. Mẹ không nên lạm dụng phấn rôm để tránh tình trạng bít da, tốt nhất chỉ cần lau khô cho con sau khi tắm rồi mặc tã.

Tã phải được thay thường xuyên như trong tháng đầu tiên có thể 10-12 miếng tã một ngày hoặc ngay sau khi bé đại tiện để giữ khô thoáng. Khi tã ướt, mẹ nên thay ngay, không để quá lâu sẽ làm da bé ẩm ướt, viêm nhiễm. Không nên quấn tã quá chặt vì có thể cản trở sự thông thoáng của da. Tã và quần áo cho bé nên đủ rộng để có đủ khoảng không cho da "thở". Chỉ với đôi điều cần phải chú ý khi lựa chọn tã cho con và sử dụng tã sao cho hiệu quả, mẹ sẽ có thể tránh tình trạng hăm bí da xảy ra cho trẻ.

Khi hạn chế được nguy cơ hăm tã, trẻ không bị ảnh hưởng bởi những cơn ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu, ngủ ngon và phát triển tốt hơn. Những thay đổi nhỏ có thể giúp trẻ phát triển khỏe hơn.

Bác sĩ THÂN TRỌNG THẠCH
Giảng viên Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh