Mẹo cho con ngủ điều hòa không sợ ốm
Nông nghiệp - Nông thôn - Ngày đăng : 10:37, 09/06/2020
Kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé
Khi trong phòng điều hòa, vùng quan trọng nhất cần được giữ ấm là rốn và gan bàn chân. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần thường xuyên lật lưng xem bé có đổ mồ hôi không. Thân nhiệt trẻ em thường cao và cơ thể điều tiết chưa ổn định nên các cha mẹ cần lưu ý, nhất là về đêm, cơ thể bé thường hạ thân nhiệt.
Không để gió thốc thẳng vào
Gió điều hòa thường thổi khá mạnh và cảm giác lạnh hơn nhiệt độ phòng. Nếu để bé nằm trực tiếp hướng gió dễ khiến bé bị giảm thân nhiệt đột ngột, có thể gây cảm lạnh hoặc bệnh đường hô hấp. Gia đình nên đặt điều hòa ở trên cao, không hướng cánh cửa gió trực tiếp về phía trẻ nằm, để tốc độ quạt gió ở mức thấp nhất.
Không thay đổi môi trường đột ngột
Thay đổi nhiệt độ đột ngột như tắt/bật điều hòa liên tục, mang bé đi ra/vào phòng điều hòa thường xuyên có thể làm giảm sức đề kháng của trẻ. Nhiệt độ môi trường thay đổi liên tục, bé không thích ứng kịp rất dễ gây ốm, tệ hơn là sốc nhiệt, ngất xỉu. Khi tắt điều hòa, cũng nên mở cửa phòng và để bé chơi ở gần cửa một thời gian cho quen với việc giảm nhiệt độ sau đó mới ra ngoài.
Không ở phòng điều hòa cả ngày
Cha mẹ không nên bật điều hòa liên tục và để bé ở trong đó cả ngày. Hãy để bé tiếp xúc với không khí tự nhiên. Khoảng 3-4 giờ sử dụng, bạn nên tắt điều hòa, mở cửa cho không khí bên ngoài cùng với độ ẩm tự nhiên lùa vào phòng.
Theo Sức khỏe đời sống