5 loại rau cần bỏ ăn hoặc hạn chế vì độc chết người, ăn lượng nhỏ cũng ung thư

Nông nghiệp - Nông thôn - Ngày đăng : 09:30, 22/09/2020

Rau là thực phẩm lành mạnh và an toàn nhưng có một số loại rau rất độc, có thể gây ung thư và thậm chí tử vong.


Với mức sống ngày càng được nâng cao thì sức khỏe đã trở thành mục tiêu theo đuổi của nhiều người. Rau là thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày và cũng thường nhận được lời khuyên nên ăn ăn nhiều rau hơn để tốt cho sức khỏe.

Vì vậy trong mắt hầu hết mọi người, rau là thực phẩm lành mạnh và không thể gây hại. Tuy nhiên thực tế có những loại rau không hề tốt cho sức khỏe, chúng có chứa chất độc và có thể gây ung thư. Vì vậy, khi mua rau cần lưu ý tránh những loại rau như vậy, không nên mua về nhà ăn vì quá nguy hại cho sức khỏe.

1. Khoai tây mọc mầm

Khoai tây có giá trị dinh dưỡng cao hơn trong các loại rau, có nhiều cách chế biến khoai tây, trong đó khoai tây chiên được nhiều người ưa chuộng hơn cả. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của khoai tây tương đối ngắn, chúng có thể mọc mầm sau khi bảo quản ở nhà vài ngày.

Nhiều người vì tiếc nên nghĩ rằng chỉ cần cắt bỏ phần mọc mầm vẫn có thể tiếp tục ăn nhưng điều này rất nguy hiểm. Chất độc có trong khoai tây mọc mầm là solanin. Solanin có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2 -0,4 g trên 1 kg trọng lượng cơ thể.

Qua nghiên cứu, chất solanin phân bố trong củ khoai tây mọc mầm như sau: Trong mầm khoai và chân mầm: 420-730 mg trong 100g; Trong vỏ khoai: 30-50mg trong 100 g; Trong ruột khoai: 4-7 mg trong 100g. Như vậy, lượng chất độc chủ yếu chứa trong mầm khoai, còn trong ruột củ khoai chỉ có ít, chưa bằng 1% ở mầm.

Ăn khoai tây mọc mầm nhiều sẽ dễ bị ngộ độc, gây hại cho gan, làm tăng gánh nặng cho gan và từ đó dễ dẫn tới các bệnh về gan, thậm chí ung thư gan.

2. Dưa cà muối xổi

Dưa cà muối hay những món ăn lên men như kim chi đều có thể gây ung thư nếu bạn không biết cách làm và ăn sao cho đúng.

Có nhiều người thích ăn những món ăn này khi nó chưa được lên men kĩ, không chua quá, vẫn còn vị hăng hăng, cay. Thực tế chính cách ăn này là nguyên nhân dẫn tới ung thư cho bạn. Bởi vì trong dưa cà muối xổi hàm lượng nitrat chuyển thành nitrit sẽ kết hợp với các acid amin trong thực phẩm thường ăn như thịt, tôm cá, nhất là mắm tôm và chuyển thành nitrosamin – một chất có khả năng gây ung thư dạ dày.

Hơn nữa, trong các đồ ăn lên men này chứa rất nhiều vi khuẩn nếu không bảo quản kỹ và để lên men chua quá lâu. Vì sức khỏe của bạn và gia đình, nên hạn chế món ăn này.

3. Rau mốc

Rau dù bồ dưỡng thế nào nhưng khi chúng không còn tươi ngon và đã bị hư hỏng thì sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi sinh vật, vi khuẩn phát triển. Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến hương vị của rau mà còn sinh ra độc tố gây hại cho người dùng.

Cà chua, khoai lang, củ cải và các loại rau khác rất dễ bị mốc nếu bảo quản không đúng cách.

Một số loại rau củ bị mốc có thể sinh ra chất gây ung thư là aflatoxin, WHO đã cảnh báo, chất này độc hơn asen 68 lần và là chất gây ung thư đầu bảng. Chỉ cần ăn 1 mg cũng có nguy cơ bị ung thư. Thường xuyên ăn một lượng nhỏ sẽ làm suy giảm khả năng giải độc của gan và cũng có thể gây ung thư gan.

Chất aflatoxin không thể tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Do đó, khi thấy rau hoặc bất cứ loại thực phẩm nào bị hư hỏng, nấm mốc bạn nên vứt đi ngay.

4. Măng tươi

Trong măng tươi chứa rất nhiều cyanid, đây là loại độc tố có khả năng gây ngộ độc cho con người. Cyanide là gốc axit, mà hợp chất của nó bao gồm các muối và acid, có đặc tính rất độc, liều nặng có thể gây tử vong qua đường tiêu hóa.

Khi  ăn phải măng có chứa nhiều cyanid vào cơ thể, dưới tác dụng của những dịch vị enzyme đường tiêu hóa lập tức biến thành acid cyan andrid (HCN) - 1 chất cực độc với cơ thể. Cụ thể 1 người 50 kg chỉ cần ăn phải 50 mg là có thể tử vong.

6. Gừng thối

Gừng bị thối có chứa safrol, loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan và ung thư thực quản. Nhiều người có thói quen tiếp tục ăn gừng thối sau khi loại bỏ phần bị hỏng. Điều này là sai lầm. Dù bạn chỉ nhìn thấy một phần gừng bị thối nhưng các chất độc hại như safrol đã lan sang các khu vực khác.

Mặc dù đây là chất gây ung thư loại 2 nhưng nó cũng chỉ xuất hiện với lượng nhỏ trong gừng thối. Chỉ cần không ăn quá thường xuyên, nó cũng sẽ không gây ung thư gan.

Theo Phụ nữ Việt Nam