Triệu chứng của căn bệnh '‘giết người thầm lặng’'

Nông nghiệp - Nông thôn - Ngày đăng : 10:50, 18/10/2020

Cao huyết áp âm thầm gây ra nhiều loại biến chứng, phổ biến nhất là các bệnh tim mạch.

Nhiều người bị cao huyết áp không có triệu chứng nên giới chuyên môn gọi đây là căn bệnh “giết người thầm lặng”. Ở Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp của những người từ 25 tuổi trở lên là 47% nhưng gần 80% số này chưa được điều trị.

Cao huyết áp là bệnh mạn tính do áp lực máu lên thành động mạch cao hơn bình thường. Đó là khi huyết áp tâm thu > 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 90mmHg.

Dưới đây là một số dấu hiệu của cao huyết áp:

Đau đầu và chóng mặt bất thường

Triệu chứng của căn bệnh ‘giết người thầm lặng’
Ảnh minh họa

Người bệnh thường cảm thấy đầu trĩu nặng. Nếu huyết áp cao đến một mức độ nhất định, sẽ có tiếng ù ù rất rõ ràng trong não. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm đây là dấu hiệu của bệnh cảm. Trường hợp nặng, mặt sẽ có biểu hiện đỏ bừng.

Thị lực giảm nhanh chóng

Nếu bạn mắc bệnh cao huyết áp mạn tính thì khả năng suy giảm thị lực rất cao. Bệnh nhân tăng huyết áp sẽ nhìn mờ và bị xung huyết kết mạc. Các biến chứng này không tự biến mất, người bệnh cần đến bệnh viện điều trị.

Một điều cần lưu ý nữa là giảm thị lực ở bệnh nhân cao huyết áp rất dễ nhầm với cận thị. Vì vậy, tốt nhất bạn nên kiểm tra cả thị lực và huyết áp nếu có tình trạng trên xảy ra.

Khó ngủ hoặc khó tỉnh

Triệu chứng điển hình trong giai đoạn đầu của cao huyết áp là rối loạn giấc ngủ. Nhiều bệnh nhân có thể không ngủ được hoặc khó thức giấc. Hầu hết các chứng khó ngủ đều liên quan mật thiết đến các bệnh mạn tính. Vì vậy, người bệnh không được bỏ qua dấu hiệu này khi chúng xuất hiện.

Ngủ ngáy

Triệu chứng của căn bệnh ‘giết người thầm lặng’
Ảnh minh họa

Có một số bệnh nhân mắc chứng ngủ ngáy về đêm, đồng thời họ sẽ cảm thấy mệt mỏi sau khi vận động. Các trường hợp này cần nghỉ ngơi ngay, triệu chứng sẽ thuyên giảm. Nếu người bệnh không để tâm, nguy cơ cao sẽ gặp nguy hiểm. 

Đi tiểu nhiều lần, nước tiểu có bọt

Do ảnh hưởng của tình trạng tăng huyết áp kéo dài, chức năng thận của nhiều bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng, lúc này protein trong nước tiểu cũng tăng. 

Khi đi tiểu, người bệnh sẽ thấy lượng bọt trong nước tiểu nhiều lên. Đồng thời, một số bệnh nhân sẽ có số lần đi tiểu tăng đột biến. Lúc này, cơ thể người bệnh đã bị tổn hại, họ cần nhập viện ngay.

Theo Vietnamnet