Việc sử dụng đèn không đạt chỉ tiêu về yêu cầu định lượng và chất lượng ánh sáng là nguyên nhân chính gây ra tật khúc xạ ở mắt, trong đó có cận thị. Tật khúc xạ do thiếu sáng gây trở ngại cho khả năng nhìn, khiến mắt bị nhức mỏi, giảm thị lực.
Chính vì thế, để cải thiện tình trạng này, chúng ta cần lựa chọn ánh sáng phù hợp với tiêu chuẩn mắt có thể chấp nhận được.2. Các tiêu chuẩn chiếu sáng của một không gian tốt để tránh cận thị
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì mắt chúng ta có khả năng thích nghi với cường độ sáng khá rộng. Thông thường từ 100 lux - 400 lux với ánh sáng đèn huỳnh quang. Tương đương từ 50 - 200 lux ánh sáng đèn dây tóc.
Thói quen và môi trường sống cũng giúp mắt của chúng ta thích nghi với một độ dáng nhất định. Để rồi khi thay đổi ánh sáng họ sẽ thấy mắt bị chói hoặc tối hơn. Một không gian chiếu sáng tốt cần phải đạt các tiêu chuẩn:
- Độ chiếu sáng trên bàn học, bàn làm việc và bảng phải đạt từ 300 - 500 lux. Ánh sáng từ các nguồn sáng dài phải được chiếu xuống từ trần nhà, không bị loáng quạt. Lắp chao chụp cho đèn để hạn chế tình trạng đèn phát sáng khiến mắt bị chói, lóa khi nhìn.
- Khi lắp đặt đèn, cần lưu ý sao cho độ sáng chiếu đều lên các mặt bàn. Đảm bảo tất cả mọi người có mặt trong phòng đều không bị thiếu sáng. Phổ bức xạ của đèn gần với phổ nhạy cảm ban ngày của đôi mắt. Điều này giúp cho mắt nhìn rõ ràng nhất, mang đến cảm giác thoải mái cho đôi mắt.
- Bố trí số lượng đèn trong không gian phù hợp, nhưng vẫn phải đảm bảo được độ rọi theo tiêu chuẩn.
Lựa chọn ánh sáng phù hợp với không gian và đạt tiêu chuẩn giúp bảo vệ đôi mắt khỏi các tật khúc xạ hiệu quả hơn, trong đó có cận thị.
Bố trí ánh sáng phòng học, phòng làm việc đúng tiêu chuẩn
3. Cách lựa chọn ánh sáng phù hợp để phòng tránh cận thị
Lựa chọn ánh sáng phù hợp khi ngồi học, làm việc không chỉ tốt cho mắt. Nó còn có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh trầm cảm theo mùa (seasonal affective disorder - SAD). Dưới đây là một số loại ánh sáng tốt cho mắt bạn nên lựa chọn.3.1. Chọn ánh sáng vàng cho người có đôi mắt khỏe mạnh
Ánh sáng vàng thường có tone màu ấm từ cam đến vàng trắng. Nhiệt độ màu thường ở mức 2700k - 3500k. Ánh sáng vàng nhạy cảm nhất với đôi mắt của người. Bởi nó là ánh sáng đơn sắc. Sử dụng ánh sáng của bóng đèn sợi đốt thường ít gây chói mắt hơn so với ánh sáng trắng của đèn huỳnh quang hoặc đèn LED.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi mắt người tiếp xúc với sự vật ở khoảng cách dưới 1m, ánh sáng vàng hoàn toàn đủ điều kiện cho đôi mắt hoạt động bình thường. Nếu bạn sở hữu đôi mắt khỏe mạnh có thể nhìn được vật nhỏ chưa đầy 1cm.
Ở các nước phát triển người ta dùng ánh sáng vàng cho trẻ em học tập và làm việc. Nhất là với trẻ dưới 6 tuổi, việc sử dụng ánh sáng vàng là hợp lý. Bởi các loại bóng đèn có cường độ sáng mạnh sẽ gây ức thị lực, từ đó bị suy giảm thị lực và dẫn đến cận thị ở trẻ.
Nên sử dụng ánh sáng vàng cho phòng học của trẻ
3.2. Chọn ánh sáng trắng với công suất vừa đủ cho người mắt kém
Đèn ánh sáng trắng có nhiệt độ màu cao hơn so với ánh sáng vàng. Nó thường được chia làm 2 loại chính là màu trắng tự nhiên và trắng lạnh. Thoạt nhìn, ánh sáng trắng có tác dụng chiếu sáng mạnh hơn. Bởi quang phổ ánh sáng trắng lan tỏa rất nhiều và rộng.
Tuy nhiên, nhìn rõ hơn chưa hẳn đã tốt. Bởi ánh sáng trắng mạnh thường có độ rọi, độ chói cao. Điều này không tốt với những người có thị lực kém hoặc nhạy cảm với ánh sáng. Khi học tập, làm việc dưới ánh sáng lạnh mắt của bạn sẽ có dấu hiệu nhức mỏi chỉ sau 5 phút.
Tình trạng mỏi mắt kéo dài còn có thể hình thành bệnh mỏi mắt, vậy Bệnh mỏi mắt là gì? Những điều cần biết về bệnh mỏi mắt.
Tán xạ lan tỏa từ bóng đèn ánh sáng lạnh rất lớn. Điều này khiến mắt của bạn phải căng dây thần kinh dể phản ứng lại giúp nhãn cầu tiếp nhận được hình ảnh. Mặc dù không tốt cho mắt như ánh sáng vàng, nhưng người có thị lực kém cần dùng đến ánh sáng trắng lạnh để nhìn rõ sự vật.
Tuy nhiên hãy lựa chọn ánh sáng phù hợp, công suất tốt nhất là ngang bằng với ánh sáng tự nhiên. Đồng thời đặt đèn ở vị trí cao, tránh rọi trực tiếp vào mắt.3.3. Không sử dụng ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử
Ánh sáng xanh dương tự nhiên có lợi với sức khỏe con người. Ngược lại ánh sáng xanh dương phát ra từ màn hình của các thiết bị điện tử và các vật dụng nhân tạo thường gây hại cho mắt. Bị phơi nhiễm ánh sáng xanh từ màn hình các thiết bị điện tử khiến võng mạc của bạn bị tàn phá.
Bước sóng ngắn, năng lượng cao của ánh sáng xanh có thể gây tổn thương, thậm chí là gây chết tế bào thị giác. Từ đó gây rối loạn điều tiết mắt, dẫn đến các tật khúc xạ, suy giảm thị lực, trong đó có cận thị.
Vì vậy để giữ gìn đôi mắt sáng khoẻ, bên cạnh việc lựa chọn ánh sáng phù hợp, chúng ta cần hạn chế tối đa việc lạm dụng các thiết bị điện tử. Nhất là trong khoảng thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, chuẩn bị đi ngủ,...
Sử dụng các thiết bị chiếu sáng đúng tiêu chuẩn khi ngồi học, làm việc để bảo vệ đôi mắt tốt hơn. Đồng thời, nó giúp hạn chế tình trạng tăng độ khi bị cận thị.
Theo Phụ nữ Việt Nam