Liên hợp quốc kêu gọi WHO công nhận hiệu quả của vaccine Sputnik V
Tin tức - Ngày đăng : 13:59, 13/05/2021
Vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga
Ngày 12.5, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận vaccine Sputnik V của Nga an toàn và đạt hiệu quả trong phòng ngừa bệnh COVID-19.
Tại Moskva, phát biểu tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, ông Guterres nhấn mạnh vai trò "then chốt" của vaccine Sputnik V trong chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu. Ông cũng cho biết nhiều nhân viên Liên hợp quốc đã được tiêm vaccine này.
Các chuyên gia kỹ thuật của WHO và Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đang tiến hành vòng đánh giá tiếp theo về vaccine Sputnik V của Nga, từ ngày 10.5 đến tuần đầu của tháng 6.
Trước đó, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã hoan nghênh các nỗ lực của Nga trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn để đưa vaccine Sputnik V vào Danh sách Sử dụng khẩn cấp.
Tháng trước, nhà khoa học Nga Denis Logunov - người được xem là nhà phát triển hàng đầu vaccine Sputnik V, cho biết trong bản đánh giá dựa trên dữ liệu của 3,8 triệu người, loại vaccine này đạt hiệu quả tới 97,6% trong việc ngăn chặn COVID-19.
Tỷ lệ trên cao hơn so với mức 91,6% đã được công bố trong báo cáo kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối đăng tải trên tạp chí y khoa The Lancet hồi tháng 3 năm nay.
Ngày 12.5, Bộ trưởng Y tế Slovakia Vladimír Lengvarský cho biết nước này đang cân nhắc đưa vaccine Sputnik V của Nga vào chương trình tiêm chủng quốc gia từ tháng 6 tới.
Nếu như vậy, Slovakia sẽ trở thành quốc gia thứ hai trong Liên minh châu Âu (EU), sau Hungary, sử dụng vaccine của Nga mà không chờ sự chấp thuận của EMA.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Y tế Slovakia cho biết một phòng thí nghiệm của Hungary xác nhận lô vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 đầu tiên của Nga được gửi đến Slovakia đạt yêu cầu.
Cùng ngày 12.5, nước này đã tạm dừng tiêm vaccine AstraZeneca do xảy ra một ca tử vong sau tiêm trong tuần trước. Thông tin ban đầu cho thấy trường hợp tử vong là phụ nữ 47 tuổi, mắc chứng rối loạn di truyền không thể phát hiện trước khi tiêm chủng. Theo quy định của Slovakia, vaccine AstraZeneca được tiêm cho những người từ 18-45 tuổi.
Cho đến nay, theo số liệu của Reuters, đã có khoảng 1,9 triệu người tại Slovakia được tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng COVID-19, trong đó hơn 608.000 người đã tiêm đủ liều. Dân số nước này là 5,4 triệu người.
Ngày 12.5, Thủ tướng Na Uy Erna Solberg thông báo nước này sẽ không tiếp tục sử dụng vaccine AstraZeneca, trong khi xem xét đưa vaccine của hãng Johnson & Johnson (J&J) vào chương trình tiêm chủng.
Phát biểu họp báo, Thủ tướng Solberg cho biết quyết định dừng hoàn toàn vaccine AstraZeneca được đưa ra sau khi xem xét các trường hợp gặp tác dụng phụ "hiếm gặp nhưng nghiêm trọng" sau tiêm.
Tháng Ba vừa qua, Na Uy đã đình chỉ việc tiêm chủng bằng vaccine AstraZeneca sau khi có một nhóm người trẻ tuổi được tiêm phòng phải nhập viện với triệu chứng đông máu, giảm tiểu cầu.
Một ủy ban do Chính phủ Na Uy chỉ định đã khuyến cáo loại bỏ vaccine AstraZeneca và J&J ra khỏi chương trình tiêm chủng của nước này do nguy Theo TTXVN