Phòng một số bệnh về mắt theo y học cổ truyền
Nông nghiệp - Nông thôn - Ngày đăng : 14:26, 25/08/2021
Mắt liên quan đến môi trường, lấy hình ảnh từ môi trường giúp con người sống và làm việc, sáng tạo.
- Đất: Bùn, đất đá quanh ta có thể xâm nhập vào mắt ở mọi lúc mọi nơi. Nhẹ thì gây sứt sát, nặng thì nhiễm trùng lở loét, chấn thương mù. Người đang lao động ở ruộng đồng, thấy ngứa mắt theo phản xạ, đưa tay lên, tay dụi mắt. Bàn tay dính bẩn đã hại mắt chúng ta.
- Nước: 70% cơ thể là nước. 90% máu là nước. Nước mắt làm sạch mắt, làm ẩm để bảo vệ giác mạc. Nhưng trong nước cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho mắt. Nước quá mặn, hay quá chua, quá cay... đều làm mắt phải phản ứng để tự vệ. Tự bảo vệ cũng có giới hạn. Buồn quá là khóc, nước mắt do can điều hành thế là can, phế dễ suy nếu kéo dài. (Chuyện kể rằng: Cụ Nguyễn Đình Chiểu khóc đến mù vì quá thương cha mẹ).
Rất nhiều vùng không có nước sạch bệnh về mắt cả làng cùng bị.
- Không khí: Các sinh vật bay trong không khí đều sẵn sàng xông vào mắt khi ta đi đường, khi đang làm việc. Anh thợ hàn không kính bảo hộ mảnh kim loại đang nóng xuyên bỏng giác mạc.
Không khí càng bẩn (ô nhiễm) nguy cơ hỏng mắt càng cao.
- Ánh sáng giúp mắt làm việc tốt, ít phải điều tiết là 400lux. Ánh sáng màu vàng tốt hơn mà trắng... Làm việc trong tối đồng tử phải giãn nở nhiều sẽ làm thận yếu. Ánh sáng không ổn định (vừa đi vừa đọc, nằm đọc hay xem các mục hình thay đổi quá nhanh như trong các phim quảng cáo... mắt phải điều tiết cơ mắt mệt, thủy tinh thể giãn nở liên tục... dẫn đến tỳ, thận sớm suy.
Bàn học hay làm việc kích thước giữa ghế và bàn không phù hợp cổ chóng mỏi, ảnh hưởng tới thần kinh và mạch máu đến mặt. Nhưng nhìn quá gần hay quá xa mắt cũng phải điều tiết, sẽ làm hỏng hệ thấu kính gây tật khúc xạ mà người xưa gọi là hại can thận. Tại sao ngày nay các cháu phải dùng kính nhiều, mà dùng từ cấp một?
Phòng ngừa các bệnh mắt như thế nào?
Mắt cũng cần được chăm sóc, nghĩa là cần chế độ nghỉ.
Mắt phải làm việc từ lúc ta thức dậy đến khi ta đi ngủ mới được nghỉ, nên việc thay đổi chế độ làm việc của mắt là quan trọng. Không nên ngồi đọc liền nhiều giờ ở một tư thế. Cơ thể cần thay đổi trạng thái như đứng, ngồi, đi lại, vận động cho khí huyết lưu thông, tốt cho toàn cơ thể, trong đó có mắt. Đọc lâu nên nhắm mắt như mơ màng cũng là cách dưỡng mắt.
Môi trường là quan hệ con người với người và các động vật quanh ta. Người và vật gây chấn thương thực thể ở mắt ai cũng dễ biết. Nhưng người gây cho người nhiều khi rất kín đáo. Đó là các oan ức, gây bực tức sẽ hại can. Can làm hỏng mắt. Đó là các lo nghĩ gây hại tỳ. Chán ăn huyết thiếu mắt sao sáng được.
Các việc thương tâm buồn nhớ hại phế. Phế yếu khí kém làm sao mắt tinh nhanh. Cho nên các cụ dạy hòa khí, dưỡng khí, bế tinh và tồn thần cũng là giữ cho đôi mắt khỏe, mắt sáng Tâm trong sáng là mắt sáng. Tâm đen tối mắt cũng tối om.
Mắt cần được nuôi dưỡng đủ, đặc biệt một số chất cần cho mắt như vitamin A, C, B, E... Nên ăn các thực phẩm như: Gấc, cà rốt, quả dâu chín, cúc hoa, rau má, bạch tật lê... Các thầy thuốc cũng hay gia giảm từ các bài, tiêu giao, tiểu sài hồ, lục vị hay bát vị.
Như vậy muốn bảo vệ mắt cần nhiều biện pháp và phương pháp. Tuy vậy nó rất gần gũi và ai cũng có thể biết được và phòng được.
Theo Sức khỏe và Đời sống