Vì sao Vạn Lý Trường Thành không phải pháo đài "bất khả xâm phạm"?

Khám phá - Ngày đăng : 07:10, 13/12/2021

Vạn Lý Trường Thành được xây dựng nhằm củng cố biên giới phía Bắc của Trung Quốc. Công trình này có thực sự là pháo đài bất khả xâm phạm thời phong kiến?

Vạn Lý Trường Thành được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Mỗi năm, hàng triệu du khách ghé thăm công trình này. Theo đó, đây là một những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Trung Quốc.

Theo các sử liệu, Vạn Lý Trường Thành - công trình kiến trúc nổi tiếng của Trung Quốc được xây dựng trong suốt 2 thiên niên kỷ.

Những phần đầu tiên của Vạn Lý Trường Thành được xây dựng vào khoảng năm 700 trước Công nguyên. Sau đó, công trình được thi công mở rộng và củng cố tường thành trong nhiều thế kỷ.

Nhờ vậy, sau hơn 2 thiên niên kỷ xây dựng, Vạn Lý Trường Thành có chiều dài hơn 21.000 km (tức hơn 1/2 chu vi Trái đất) và có chiều cao trung bình là 7,8m.

Mục đích của các vương triều thời xưa khi bỏ ra nhiều tài lực, nhân lực để xây dựng Vạn Lý Trường Thành là nhằm củng cố biên giới phía Bắc của Trung Quốc.

Quả thật, Vạn Lý Trường Thành đã giúp nhiều triều đại ở Trung Quốc thời phong kiến ngăn chặn các cuộc tấn công của một số thế lực xâm lược, bộ lạc du mục.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa Vạn Lý Trường Thành là pháo đài bất khả xâm phạm. Lịch sử ghi nhận bức tường thành kiên cố này từng bị quân xâm lược vượt qua.

Theo các sử gia, Vạn Lý Trường Thành không đảm bảo tuyệt đối an toàn. Trong nhiều trường hợp, những thế lực xâm lược chỉ cần hành quân từ nhiều phía là có thể vượt qua bức tường thành kiên cố này.

Một minh chứng rõ ràng nhất là việc Vạn Lý Trường Thành bị công phá dẫn đến sự kết thúc của nhà Minh. Khi ấy, quân đội của người Mãn Thanh ở phía Đông Bắc đã vượt qua được Vạn Lý Trường Thành và tấn công các thành trì, làng mạc của nhà Minh.

Với những chiến thắng liên tiếp, quân đội Mãn Thanh tiêu diệt nhà Minh và lập ra triều đại nhà Thanh vào năm 1644. Nhà Thanh tồn tại từ đó cho đến năm 1912.

Theo Kienthuc