10 tấm bằng đại học dễ bị bỏ phí nhất
Giáo dục và đào tạo - Ngày đăng : 10:42, 15/05/2022
Tấm bằng Nghệ thuật ẩm thực thông thường chỉ giúp người lao động kiếm lương cao hơn 2-10% so với đầu bếp không có bằng cấp. Đây là điều dễ hiểu khi với nghề nấu ăn, học vấn không quan trọng bằng tài năng và kinh nghiệm
Thiết kế thời trang cũng bị đánh giá thấp không kém. Lĩnh vực này đòi hỏi người lao động năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh, khả năng sáng tạo - điều mà không trường học nào có thể đào tạo
Lịch sử nghệ thuật là ngành học đòi hỏi sự đầu tư lớn. Nhưng tấm bằng không mang lại nhiều giá trị trừ khi người học muốn theo đuổi học thuật hoặc làm người tuyển chọn tác phẩm cho các bảo tàng
Bằng cấp ngành Âm nhạc cũng nằm trong danh sách. Các nhạc sĩ thành công thường dựa trên yếu tố may mắn, lao động nghệ thuật chăm chỉ, kinh nghiệm biểu diễn cùng hàng nghìn giờ luyện tập chứ không nhờ tấm bằng. Tất nhiên, một số trường hợp là ngoại lệ hoặc khi người học có thể trúng tuyển vào trường danh tiếng như Juilliard, Thornton hay Berklee. Những người này thường theo đuổi con đường dạy nhạc
Sinh học là ngành cần thiết, điều kiện tiên quyết để sinh viên ở Mỹ theo đuổi tiếp chương trình y khoa, dược học. Tuy nhiên, sinh viên ngành này chủ yếu học về lý thuyết, có ít hướng đi sau khi tốt nghiệp. Tấm bằng Sinh học gần như chỉ là bước đệm để người học theo đuổi lĩnh vực khác ở giáo dục sau đại học
Ngành Truyền thông không được đánh giá cao vì nó mơ hồ. Người học có thể theo đuổi truyền thông, nghệ thuật thị giác, phát thanh, truyền hình. Nhưng tấm bằng ngành này không giúp sinh viên có các kỹ năng chuyên biệt. Truyền thông được coi như kỹ năng cần có của người lao động thế hệ mới thay vì là ngành học nên theo đuổi.
Nghệ thuật khai phóng giúp người học rèn tư duy phản biện, các kỹ năng mềm cần thiết. Tuy nhiên, trong nền kinh tế định hướng STEM, tấm bằng này không mang lại nhiều giá trị, đặc biệt khi dù học ngành nào, sinh viên cũng được rèn kỹ năng mềm
Career Addict cũng đánh giá tấm bằng Nghệ thuật studio và Mỹ thuật không cần thiết. Sinh viên không nhất thiết bỏ ra hàng chục nghìn USD để theo đuổi lĩnh vực mà thành công của họ phụ thuộc vào thẩm mỹ, thị hiếu của người khác. Nếu muốn đi theo con đường này, người lao động có thể tận dụng cơ hội bên ngoài để rèn luyện, kiếm tiền thay vì vào đại học
Giống như các ngành thiên về sáng tạo khác, tấm bằng Nghệ thuật biểu diễn không mang lại thành công cho người học. Yếu tố quyết định nhiều hơn vẫn là năng khiếu bẩm sinh. Đương nhiên, không nghệ sĩ nổi tiếng từng học ngành này. Nhưng nhìn chung, tấm bằng đại học Nghệ thuật biểu diễn đắt đỏ không phải là yêu cầu để trở thành diễn viên, vũ công hay ca sĩ
Nhân chủng học và khảo cổ học thoạt nhìn là ngành học hấp dẫn. Nhưng ngành này không mang lại con đường sự nghiệp thực tế. Để đảm bảo công việc ở 2 lĩnh vực, người học tối thiểu phải có bằng tiến sĩ. Họ đầu tư rất nhiều tiền song nhận lại triển vọng nghề nghiệp không mấy chắc chắn.
Theo Zing