Là điểm trung chuyển quan trọng trong mạng lưới logistics ở miền Bắc, sở hữu quỹ đất dồi dào, hạ tầng công nghiệp hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao… Hải Dương đã chú trọng phát triển các khu công nghiệp, tăng cường thu hút đầu tư, trở thành điểm đến hấp dẫn.


3 “anh cả”

Các khu công nghiệp (KCN) Đại An, Nam Sách, Phúc Điền là 3 “anh cả” trong các KCN Hải Dương. Cách đây tròn 20 năm, đây là 3 KCN đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định thành lập.

vsip-den-trang_2.jpg

KCN Đại An

- Thời điểm thành lập: tháng 3.2003. Thời hạn vận hành: tháng 1.2052

- Diện tích đất tự nhiên 135,96 ha

- Diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê 102,89 ha

- Tỷ lệ lấp đầy 100 %

- Địa chỉ: Phường Tứ Minh, TP Hải Dương.

KCN Nam Sách

- Thời điểm thành lập: tháng 5.2003, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005. Thời hạn vận hành: tháng 5.2053

- Tổng diện tích 62,42 ha

- Diện tích đất công nghiệp đã cho thuê 48,08 ha

- Tỷ lệ lấp đầy 100%

- Địa chỉ: phường Ái Quốc, TP Hải Dương.

KCN Phúc Điền

- Thời điểm thành lập: tháng 5.2003. Thời hạn vận hành: tháng 5.2053

- Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 82,88 ha

- Diện tích đã cho thuê 61,25 ha

- Tỷ lệ lấp đầy 100%.

- Địa chỉ: xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng.

kcn-dai-an.jpeg
dji_0017-kcn-nam-sach.jpg
kcn-phuc-dien.jpg
2.jpg
Với vị trí kết nối giao thông thuận tiện
thiet-ke-chua-co-ten1.jpg
3 KCN này đều tạo lợi thế lớn
thiet-ke-chua-co-ten4.jpg
giúp các doanh nghiệp đầu tư vào trong khu tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa và nhân công
3.jpg
Do đó, cả 3 KCN này đã nhanh chóng được lấp đầy.


Lợi thế cạnh tranh

Chính quyền tỉnh Hải Dương đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, chuyển đổi mô hình theo hướng tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, trong đó công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ là một trong những trụ cột chính nhằm phát huy thế mạnh vị trí chiến lược trong chuỗi cung ứng liên kết vùng; năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại. Mục tiêu chính của Hải Dương hướng đến là 4 lĩnh vực:

- Công nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ điện tử

- Công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ

- Công nghiệp 4.0

- Công nghiệp xanh

giao-tuyen-chuoi-cung-ung.jpg
Lợi thế là giao tuyến chuỗi cung ứng đường bộ, đường thủy, đường sắt tạo điều kiện để Hải Dương đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Tăng trưởng kinh tế khả quan

Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng trong các năm 2020 đến 2022, tăng trưởng kinh tế của Hải Dương vẫn cao hơn mức trung bình trung của cả nước. Trong đó năm 2021, tăng trưởng kinh tế của Hải Dương đạt 8,6%, cao thứ 8/63 cả nước và thứ 4/11 vùng đồng bằng sông Hồng. Năm 2022, Hải Dương tăng trưởng kinh tế đạt 9%, cao thứ 27/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, thứ 8 vùng đồng bằng sông Hồng.

Lĩnh vực sản xuất công nghiệp của tỉnh liên tục tăng trưởng khá, năm 2021 đã tăng 12,2%, năm 2022 tăng 11,9%.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực với tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng dần, ngành nông nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm dần.

Cơ cấu lao động trẻ, dồi dào và tỉ trọng nam nữ đồng đều

Dân số Hải Dương chỉ đứng sau Hà Nội và Hải Phòng. Hiện lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là hơn 1,3 triệu người, chiếm hơn 68% số dân, Hải Dương được đánh giá là bảo đảm nguồn nhân lực cho các dự án đầu tư đang hoạt động và cả tương lai.

Bên cạnh các ngành công nghiệp như điện, điện tử, cơ khí chế tạo, với nguồn nhân lực nữ chiếm khoảng 50%, Hải Dương đáp ứng nhu cầu lao động cho các ngành công nghiệp may mặc, da giày, công nghiệp chế biến.

Cơ cấu lao động chuyển dịch khá nhanh sang ngành công nghiệp-dịch vụ. Hiện có khoảng 44% lực lượng lao động của tỉnh làm việc trong lĩnh vực công nghiệp-dịch vụ, tăng 9% so với năm 2015.

Nguồn nhân lực chất lượng
Infogram

Tỉnh đặt mục tiêu gia tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng lên 50,5% năm 2025 và 55% trong năm 2030.

Vị trí chiến lược về giao thương

Hải Dương được đánh giá có vị trí thuận lợi, nằm ở trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng và trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là "cầu nối" giữa Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng và thành phố du lịch Hạ Long. Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh cũng là vùng tam giác kinh tế trọng điểm khu vực phía đông của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, được thụ hưởng hệ thống giao thông liên vùng hoàn chỉnh gồm cả đường sắt, quốc lộ, cao tốc và gần các sân bay lớn là Nội Bài và Cát Bi. Nhiều tuyến giao thông quan trọng quốc gia đi qua địa bàn tỉnh như quốc lộ 5, 10, 18, 37, 38; cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; đường sắt Hà Nội - Hải Phòng...

Tỉnh cũng đang tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống giao thông kết nối liên tỉnh như cầu Dinh, cầu Quang Thanh kết nối với Hải Phòng; cầu Triều, cầu Đông Mai với Quảng Ninh; cầu Đồng Việt với Bắc Giang; cầu Kênh Vàng với Bắc Ninh; tuyến cầu Hiệp mới với Thái Bình. Các tuyến giao thông nội tỉnh đã và đang được đầu tư là một điểm cộng nữa cho các KCN Hải Dương.

Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh cũng liên tục tăng bậc, đơn giản hóa và rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ và hỗ trợ cho doanh nghiệp. Hiện toàn bộ thủ tục hành chính về lĩnh vực đầu tư được thực hiện mức độ 4 trên môi trường điện tử của Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh.

22.jpg
33.jpg
bo-phan-mot-cua-cua-so-ke-hoach-va-dau-tu-tai-trung-tam-phuc-vu-hanh-chinh-cong.jpeg
bo-phan-mot-cua-cua-ban-quan-ly-cac-khu-cong-nghiep-tinh-tai-trung-tam-phuc-vu-hanh-chinh-cong.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Triệu Thế Hùng trong một buổi làm việc, động viên sản xuất đầu năm 2023 tại Công ty TNHH Hyundai Kefico Việt Nam (KCN Đại An),

Đồng chí động viên đội ngũ công nhân của các doanh nghiệp, mong muốn toàn thể cán bộ, công nhân, người lao động cùng chung tay, góp phần xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển, gặt hái nhiều thành công.

Tỉnh luôn đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi nhất để cộng đồng doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp nói riêng phát triển sản xuất, kinh doanh.

Các đơn vị liên quan như bộ phận một cửa Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh luôn sẵn sàng giải đáp, hỗ trợ doanh nghiệp...

... qua đó nhằm xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng.

Lợi thế về quỹ đất

Theo Sách trắng về bất động sản KCN mà Savills phát hành cuối tháng 11.2020, Hải Dương có diện tích đất công nghiệp đứng thứ 5 tại miền Bắc. Giá cho thuê ở mức thấp, khoảng từ 65-82 USD/m2/chu kỳ thuê, bằng 60% của Hà Nội, thấp hơn Bắc Ninh, Hải Phòng, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho tỉnh trong thu hút đầu tư.

Các chuyên gia cho rằng với 11 KCN hiện hữu, 6 KCN mới triển khai năm 2021, Hải Dương sở hữu nguồn cung lớn và sẵn sàng cho các dự án đầu tư với quy mô đa dạng.

Về tương lai, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ quy hoạch 15 KCN mới với tổng diện tích đất trên 10.000 ha, trong đó gần 6.000 ha đất công nghiệp, 2.000 ha đất đô thị dịch vụ và logistics.


Dư địa từ những khu công nghiệp đang triển khai

Trong tháng 8.2022, Công ty Bất động sản toàn cầu - Cushman & Wakefield đã phát hành báo cáo xúc tiến đầu tư chi tiết về tỉnh Hải Dương, đồng thời tổng hợp các thông tin minh bạch về tiềm năng và định hướng phát triển giai đoạn 2022 - 2030 cũng như danh mục các dự án trọng điểm thu hút đầu tư vào tỉnh. Bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield nhận định, với lợi thế vị trí chiến lược, thị trường bất động sản miền Bắc có thể được xem là cánh tay nối dài của “công xưởng thế giới”. Vì thế, không khó để thấy lý do vì sao Cushman & Wakefield ghi nhận rất nhiều yêu cầu từ các nhà đầu tư quan tâm đến thị trường Hải Dương.

Còn theo báo cáo năm 2022 của Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương, hiện tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các KCN gồm 24 KCN với tổng quy mô diện tích khoảng 4.508 ha.

Hiện có 11 KCN đã đầu tư xây dựng hạ tầng và đang vận hành, khai thác kinh doanh với tổng diện tích quy hoạch khoảng 1.470 ha; trong đó có 9 dự án do chủ đầu tư trong nước thực hiện, 1 dự án do kiều bào đầu tư và 1 dự án do chủ đầu tư là liên doanh giữa Singapore và Việt Nam.

Suất đầu tư bình quân hạ tầng KCN khoảng 6,5 tỷ đồng/ha; tỷ lệ lấp đầy trung bình các KCN đạt khoảng 85% trên tỷ lệ đất công nghiệp đã được bàn giao, phần diện tích còn lại có thể cho thuê tại các KCN đang hoạt động là không nhiều.

Tổng diện tích quy hoạch chi tiết xây dựng các KCN đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng khoảng 1.135 ha; trong đó diện tích đất công nghiệp, dịch vụ có thể cho thuê khoảng 780 ha, cụ thể như sau:

dji_0003-kcn-an-phat-1_1.jpg

KCN An Phát 1

kcn-dai-an-mo-rong-giai-doan-1.jpeg

KCN Đại An mở rộng (giai đoạn 1)

Năm 2022, các KCN thu hút vốn FDI được khoảng 329,4 triệu USD, vượt 64,7% kế hoạch năm (trong đó tổng vốn đầu tư của các dự án cấp mới được khoảng 81,7 triệu USD, vượt 2% kế hoạch năm 2022). Thu hút vốn đầu tư trong nước (DDI) được khoảng 730,7 tỷ đồng, vượt 387,2% kế hoạch năm.

Theo thông tin từ Cục Thống kê, số lượng dự án FDI của tỉnh hiện nay (còn hiệu lực) là 496 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 9.227 triệu USD đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó 259 dự án trong KCN, số vốn đăng ký đạt 5.041,7 triệu USD). Tổng lũy kế vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI ước đạt 7.600 triệu USD.

Trong hơn 9 tỷ USD vốn FDI thu hút được, ngành điện - điện tử vẫn dẫn đầu tỉnh, chiếm 38% tổng lượng vốn. Cơ khí kỹ thuật và may mặc lần lượt chiếm 22% và 20% tỷ trọng tiếp theo trong khu vực.

Thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp
Infogram
thiet-ke-chua-co-ten2.jpg

Theo số liệu của Ban Quản lý các KCN tỉnh, đến cuối năm 2022, các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 309 dự án thứ cấp; trong đó có 241 dự án FDI thứ cấp đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 4,9 tỷ USD

và 68 dự án DDI thứ cấp với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 12.445 tỷ đồng; suất vốn đầu tư bình quân của dự án khoảng trên 17,5 triệu USD/dự án.

chu-tich-ubnd-tinh-hai-duong-trao-giay-chung-nhan-dau-tu-cho-cong-ty-tnhh-huyndai-kepfico.jpeg
ld-bql-kcn-trao-chung-nhan-dau-tu-inc.jpeg

Các dự án đi vào hoạt động đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp lớn và là một trong các nhân tố chính đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh. Hiện cơ cấu công nghiệp chiếm gần 55% GRDP của Hải Dương, định hướng đến năm 2030 tỷ trọng công nghiệp sẽ chiếm 64%.

Với nguồn quỹ đất công nghiệp dồi dào, tỉnh có thể phát triển công nghiệp, theo đúng định hướng “công nghiệp hóa – hiện đại hóa” trong tương lai.

Thực hiện: MAI LIÊN - ĐỖ QUYẾT - HÀ KIÊN