Nhận biết và cách khắc phục viêm lỗ chân lông ở chân

Y tế - Sức khỏe - Ngày đăng : 22:10, 19/09/2022

Mặc dù viêm lỗ chân lông không nguy hiểm nhưng nếu không được nhận diện và điều trị sớm sẽ dẫn đến các tình trạng da nghiêm trọng như bị viêm hay để lại sẹo về sau.

1. Nguyên nhân gây viêm lỗ chân lông ở chân

‏Viêm lỗ chân lông ở chân là tình trạng da liễu phổ biến do vi khuẩn hay vi nấm tạo các nốt đỏ, sần sùi tại các nang lông ở vùng chân. Những nốt sần sùi gây khó chịu ở lỗ chân lông thường do sự tích tụ bã nhờn, vi khuẩn, bụi bẩn, tế bào chết,…‏

‏Ngoài ra, một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng tác động khiến hình thành viêm lỗ chân lông ở chân như:‏

  • ‏Cạo lông chân: Cạo lông chân không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng mọc lông ngược, từ đó gây viêm lỗ chân lông ở chân. Sau một thời gian mọc lông ngược kéo dài sẽ khiến màu da trở nên sẫm màu ở nang lông.‏

  • ‏Tắc lỗ chân lông: Lỗ chân lông bị tắc thường do sự tích tụ của dầu thừa, bã nhờn, vi khuẩn,... Việc cạo lông chân đang tạo cơ hội để lỗ chân lông mở và tiếp xúc với không khí, quá trình oxy hóa khiến da chuyển sang màu đen. Điều này khiến đôi chân của người bị viêm lỗ chân lông xuất hiện các đốm đen ở nang lông gây mất tính thẩm mỹ.‏

  • ‏Viêm nang lông: Viêm nang lông xảy ra khi nang lông bị tổn thương, tạo điều kiện cho bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập. Đặc biệt những tổn thương càng dễ xảy ra do cạo râu, tẩy lông, mặc quần áo chật hoặc cọ xát da.‏

  • ‏Da quá khô: Da khô có xu hướng nhạy cảm, dễ bị kích ứng khi sử dụng dao cạo. Khi da bị tác động và bị tổn thương có thể dẫn đến viêm nang lông và xuất hiện lỗ chân lông bị thâm. Ngoài ra, da sẽ dễ xuất hiện các nốt mụn sần sùi hơn khi da bạn bị khô.‏

photo-1663571470154

‏Viêm lỗ chân lông ở chân

2. Nhận biết viêm lỗ chân lông ở chân

‏Để kịp thời điều trị, bạn cần nhận biết qua một số triệu chứng bệnh viêm lỗ chân lông ở chân sau:‏

  • ‏Xuất hiện các nốt chấm sần sùi trên da.‏

  • ‏Lỗ chân lông thâm, sậm màu.‏

  • ‏Xuất hiện của nốt chấm nâu hoặc đen trên da sau khi cạo lông.‏

‏Nếu bạn đang cảm thấy ngứa, da đóng vảy, kích ứng hoặc viêm,…thì cũng có thể bạn đang bị viêm lỗ chân lông ở chân. Bạn nên đi thăm khám và điều trị sớm bởi bác sĩ da liễu để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho làn da.‏

3. Cách chăm sóc và khắc phục viêm lỗ chân lông ở chân tại nhà

‏3.1 Cạo lông chân đúng cách‏

‏Sử dụng dao cạo sạch, sắc bén và không rỉ sét để cạo lông. Bên cạnh đó, nên thoa kem hoặc gel cạo lông để hạn chế dao cạo gây ra những tổn thương cho da, cũng như ngăn ngừa da bị kích ứng sau khi cạo.

Nên tránh sử dụng các sản phẩm dưỡng da có mùi hương bởi dễ gây kích ứng cho da sau khi cạo lông.‏

‏3.2 Thoa kem dưỡng ẩm‏

‏Việc sử dụng dưỡng ẩm cho da thường xuyên sẽ giúp cân bằng độ ẩm cho da vùng chân, tránh khô da hay kích ứng. Sau khi tắm hoặc làm sạch da, nên thoa kem dưỡng ẩm và massage nhẹ nhàng để tăng thẩm thấu dưỡng chất. Đặc biệt khi vừa mới cạo lông, việc dưỡng ẩm sẽ giúp da mịn màng hơn.‏

‏3.3 Sử dụng máy triệt lông‏

‏Nếu da bị kích ứng do cạo hoặc tẩy lông, bạn nên sử dụng máy triệt lông để đảm bảo an toàn cho da. Thiết bị máy triệt lông cầm tay nhỏ, chỉ cần thực hiện hai đến ba tuần một lần có thể giúp bạn loại bỏ sạch lông mà không gây viêm lỗ chân lông.‏

‏Sử dụng máy triệt lông để đảm bảo an toàn cho da

‏3.4 Tẩy da chết‏

‏Tẩy da chết là một cách để loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da, giúp ngăn ngừa và giảm tình trạng viêm lỗ chân lông ở chân, đồng thời giúp ngăn ngừa lông mọc ngược gây khó chịu. Bạn có thể lựa chọn phương pháp tẩy da chết vật lý, hóa học hoặc bằng nguyên liệu tự nhiên. Tuy nhiên chỉ nên tẩy da chết 1-2 lần mỗi tuần, thực hiện nhiều hơn 2 lần cũng không tốt cho da.‏

‏3.5 Thoa thuốc bôi tại chỗ không kê đơn‏

‏Có thể sử dụng các phương pháp điều trị để giảm triệu chứng của viêm lỗ chân lông ở chân. Các sản phẩm chứa glycolic hoặc axit salicylic cũng có thể giúp da hạn chế bị khô và ngăn ngừa viêm lỗ chân lông. ‏‏

Theo Sức khỏe và Đời sống