Lưu ý gì khi chăm sóc vết thương?
Mẹo vặt - Ngày đăng : 08:29, 05/11/2022
Dùng nước mát để vệ sinh: Nhiều người có thói quen dùng cồn để làm sạch vết thương, tuy nhiên, cồn thực sự có thể gây hại cho mô và làm chậm quá trình chữa lành. Cách tốt nhất để làm sạch các vết thương nhỏ là dùng nước mát và xà phòng dịu nhẹ. Rửa sạch vết thương trong ít nhất năm phút để loại bỏ bụi bẩn, mảnh vụn và vi khuẩn. Đối với các vết thương lớn, sâu hoặc chảy máu không ngừng thì tốt nhất là bạn nên đi gặp bác sĩ.
Cấp ẩm cho vết thương: Giữ cho vết thương ẩm giúp vết thương nhanh lành hơn và có thể giúp băng không bị dính vào da. Điều này đặc biệt hữu ích đối với các vết thương và vết xước lớn. Bạn hãy giữ cho vùng da bị thương sạch sẽ sau đó thoa một lớp mỏng thuốc mỡ kháng sinh có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
Băng bó vết thương: Bạn có thể dùng băng gạc hoặc băng cá nhân để vết thương khỏi cọ xát với quần áo, bụi bẩn và vi khuẩn, giúp vết thương nhanh lành hơn. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, chú ý luôn rửa sạch vết thương trước khi băng bó. Khi sử dụng băng gạc, hãy dán nó theo chiều rộng của vết thương, không dán theo chiều dài.
Tháo băng cá nhân một cách chậm rãi: Xé băng quá nhanh có nguy cơ làm bong vảy hoặc làm vết thương hở miệng. Thay vào đó, bạn hãy bóc băng từ từ và nhẹ nhàng. Nếu bạn cảm giác băng dính vào vảy, hãy ngâm băng vào nước ấm để làm mềm vảy. Để tránh làm rách lông xung quanh vết thương, hãy kéo băng dần dần theo chiều lông mọc.
Không đắp đá lên vết bỏng: Đắp đá lạnh không giúp ích được trong việc chữa bỏng, thậm chí có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng hơn. Đối với vết bỏng nhẹ, bạn hãy cho vùng da bị bỏng dưới vòi nước mát cho đến khi cơn đau dịu đi. Để bảo vệ vùng da bị phồng rộp, hãy che vùng da đó bằng băng gạc vô trùng, lưu ý quấn băng lỏng để băng không dính vào vùng da bị bỏng.
Bảo đảm uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày: Nước sẽ được truyền khắp cơ thể và giữ ẩm cho da. Độ ẩm là chìa khóa cho sức khỏe của da cũng như tiến trình chữa lành tự nhiên. Do đó, dưỡng ẩm làn da sẽ giúp làm giảm thiểu sẹo.
Bôi gel nha đam vào vết bỏng: Điều này sẽ làm mát và làm dịu vùng da bị tổn thương cũng như thúc đẩy việc chữa lành da, phòng ngừa sẹo. Nha đam là một chất kháng khuẩn tự nhiên và ngăn chặn nhiễm trùng rất hiệu quả. Bạn có thể bôi gel nha đam khoảng 3-4 lần mỗi ngày.
Theo VOV