Hiểu đúng về cận thị và cách kiểm soát cận thị hiệu quả
Y tế - Sức khỏe - Ngày đăng : 17:05, 18/03/2023
Cần hiểu đúng về cận thị ở trẻ em
Các hiểu biết sai lầm phổ biến về tật cận thị
Hiện nay có nhiều hiểu biết sai lầm phổ biến về tật cận thị. Có thể liệt kê một số trường hợp cụ thể sau:
- Hiểu sai rằng tật cận thị là bệnh cận thị. Sai lầm này dẫn đến cách điều trị kém hiệu quả ngay từ đầu.
- Đeo kính cận thị tức là hết cận thị. Phần lớn cha mẹ cho con cái đo, cắt và đeo kính cận rồi sau đó mặc nhiên tình trạng cận sẽ giảm và không cần làm gì nữa.
- Cận thị mổ là hết ngay. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là cách hiểu sai lầm tai hại vì cận thị hoàn toàn có thể mắc trở lại.
- Không cho con đeo kính sớm vì sợ lệ thuộc kính. Quan điểm này cũng hoàn toàn không đúng, vì đeo kính khi đã bị cận sẽ giúp nhìn rõ và giảm tăng độ cận.
Cận thị xảy ra như thế nào? Nguyên nhân gây nên tật cận thị?
Cận thị xảy ra như thế nào?
Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài, liên quan đến công suất hội tụ của giác mạc và thể thủy tinh của mắt, khiến những tia sáng đi vào mắt hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì đúng ngay tại võng mạc. Cũng có thể xảy ra do giác mạc hoặc thủy tinh thể quá cong so với nhãn cầu.
Cận thị thường gặp bắt đầu từ độ tuổi nhỏ, phổ biến khoảng 7 đến 16 tuổi. Do đó cần sớm có hiểu biết đúng và cách phòng, điều trị kịp thời giúp kiểm soát cận thị hiệu quả.
Nguyên nhân gây nên tật cận thị
Nguyên nhân gây ra bệnh cận thị là do ngồi học, làm việc sai tư thế (mắt cúi gằm xuống bàn hoặc tiếp xúc gần với màn hình máy tính, điện thoại, thiết bị điện tử), thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian dài hoặc do di truyền.
Trẻ em đang là đối tượng bị cận thị phổ biến hiện nay
Trẻ em là một trong các đối tượng dễ bị cận thị nhất và thường bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt là chủ yếu, một phần do bẩm sinh. Biểu hiện thường gặp:
- Khi đọc bài, trẻ phải dùng ngón tay để dò chữ hoặc đọc nhảy;
- Khi xem tivi phải nhìn sát vào màn hình mới thấy rõ nét được các hình ảnh;
- Trẻ thường xuyên cúi gằm hoặc ghé sát mắt vào mặt giấy để viết hay đọc sách;
- Trẻ có thói quen dụi mắt hoặc nheo mắt để nhìn ra xa;
- Hay chói mắt và sợ ánh sáng mạnh;
- Ở trên lớp trẻ phải ngồi ở vị trí gần bảng thì mới thấy được rõ chữ.
Cách kiểm soát cận thị hiệu quả được khuyên dùng
Đối với người bị cận thị nặng hoặc lâu năm có thể áp dụng đồng thời 3 cách dưới đây:
- Thay đổi thói quen học tập và làm việc: giảm thời gian học tập và làm việc căng thẳng, ngồi nơi nhiều ánh sáng và đúng tư thế, hạn chế dùng thiết bị điện tử quá lâu.
- Dùng kính cận: đúng với mức cận và định kỳ theo dõi hiệu quả kiểm soát cận thị.
- Dùng thảo dược bổ sung dưỡng chất cho mắt giúp hỗ trợ tăng cường thị lực, giảm các triệu chứng mỏi mắt, khô mắt, nhìn mờ.
Theo Sức khỏe và Đời sống