Bệnh đậu mùa khỉ có điều trị được không?

31/05/2022 05:45

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nêu những phương pháp điều trị bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đang được nhiều quốc gia quan tâm.

Theo WHO, thông thường, bệnh đậu mùa khỉ lành tính, lây lan hạn chế và có thể tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các bác sĩ có thể sử dụng thuốc chống virus để hạn chế sự lây lan và giảm nguy cơ bệnh nặng.

Quá trình theo dõi, bệnh nhân không nên châm hay chọc vỡ các nốt ban trên cơ thể mà để tự khô. Người bệnh có thể băng các vết ban bằng gạc ẩm để bảo vệ vùng da bị tổn thương nếu cần.

Đặt biệt, bệnh nhân không chạm vào bất cứ vùng da bị tổn thương nào trong mắt và miệng để tránh bệnh nguy hiểm hơn. Nếu thấy khó chịu có thể súc miệng hoặc nhỏ mắt nhưng tránh dùng sản phẩm chứa cortisone.

Bệnh đậu mùa khỉ có điều trị được không? - 1

Ảnh bàn tay của người mắc đậu mùa khỉ. (Ảnh: WHO)

Trong trường hợp bệnh nhân tiến triển nặng, cần báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được trợ giúp. Lúc này,  tùy vào tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau.

Thông thường, các chuyên gia khuyến cáo áp dụng phương pháp Globulin miễn dịch ở người (Vaccinia Immune Globulin – VIG) trong các ca bệnh nặng. Ngoài ra, thuốc kháng virus đậu mùa cũng được xem xét sử dụng trong một vài trường hợp.

Hiện có một số loại thuốc kháng virus đã được phát triển để điều trị bệnh đậu mùa như Tecovirimat (TPOXX). Thuốc này đã được phê duyệt để điều trị bệnh đậu mùa khỉ năm 2022.

Bệnh đậu mùa khỉ hiện không có vaccine phòng ngừa, nhưng theo chuyên gia, vaccine phòng bệnh đậu mùa có hiệu quả lên tới 85% trước đậu mùa khỉ. Chính vì vậy, người dân nên tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa ngay khi có cơ hội.

Phòng bệnh đậu mùa khỉ thế nào?

Bộ Y tế đưa ra các biện pháp phòng chống bệnh đậu mùa khỉ trong bối cảnh bệnh này lan ra nhiều nước trên thế giới.Các biện pháp gồm:

- Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa, tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

- Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường.

- Che miệng khi ho, hắt hơi.

- Người có triệu chứng của trường hợp nghi ngờ, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời.

- Người có các triệu chứng của trường hợp nghi ngờ cần chủ động tự cách ly và tránh quan hệ tình dục; người xác định mắc bệnh phải được cách ly y tế đến khi điều trị khỏi bệnh.

- Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ cần tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết hoặc sống) có thể chứa virus đậu mùa khỉ, không nên ăn hoặc tiếp xúc với động vật hoang dã, không ăn thịt động vật chưa nấu chín kỹ hoặc ăn các sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh.

Theo VTC

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Bệnh đậu mùa khỉ có điều trị được không?