Ý nghĩa chính trị và đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của Ngày Thương binh, liệt sĩ

17/07/2012 19:01

Trải qua chặng đường 65 năm, công tác thương binh, bệnhbinh, người có công với cách mạng đã đạt được kết quả đáng ghi nhận.

Trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại do Đảng ta lãnh đạo nhằmgiải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế cao cả, xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có biết bao người con của nhân dânta đã anh dũng hy sinh, cống hiến xương máu, sức lực, tài sản và trí tuệ chođất nước. Để đền đáp một phần những cống hiến, hy sinh của đồng bào, chiến sĩcả nước cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, ngày 16 - 2 - 1947, Chủtịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 20/SL đặt “chế độ hưu bổng thương tật và tiềntuất tử sĩ”, từ đó đến nay đã trở thành một chính sách lớn của Đảng và Nhà nướcta. Để nhân dân ta tỏ lòng “hiếu nghĩa bác ái” và bày tỏ sự biết ơn các giađình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng, ngày27-7-1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc,Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc, Cục Chính trị Quân đội quốc gia Việt Nam,Nha Thông tin, tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái)để bàn về công tác thương binh, liệt sĩ và thực hiện Chỉ thị của Hồ Chủ tịchchọn một ngày làm Ngày Thương binh. Sau khi cân nhắc về nhiều mặt, hội nghịnhất trí đề nghị Trung ương lấy ngày 27-7-1947 làm Ngày Thương binh toàn quốc.Từ năm 1947, Ngày Thương binh đã được tổ chức trọng thể thường kỳ hằng năm.Sinh thời năm nào vào dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có thư và quà gửi choanh em thương binh và các gia đình liệt sĩ.

Từ năm 1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi Ngày Thươngbinh toàn quốc thành Ngày Thương binh, liệt sĩ để thể hiện đầy đủ hơn tình cảm,đạo lý, nghĩa vụ, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước ta và các thế hệ người ViệtNam đối với những người đã cống hiến, hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc vàhạnh phúc của nhân dân.

Tổ chức kỷ niệm Ngày Thương binh, liệt sĩlà dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tatiếp tục ghi nhận, tôn vinh các liệt sĩ, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnhbinh, người có công với cách mạng. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn trântrọng đánh giá cao những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sĩ đốivới Tổ quốc. Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm,nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của cácthế hệ cách mạng đối với gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người cócông với cách mạng. Việc chăm sóc gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh,người có công với cách mạng là nghĩa vụ, trách nhiệm, niềm vinh dự của các cấp,các ngành, các tổ chức xã hội và của tất cả mọi người, của thế hệ hôm nay vàthế hệ mai sau.

Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đốivới công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng là một hệthống chính sách hoàn chỉnh, có hiệu lực và hiệu quả cao. Các cấp, các ngành,các đoàn thể nhân dân và mọi người, trên cơ sở nhận thức rõ ràng hơn, đầy đủhơn về hệ thống chính sách đó để quyết tâm tổ chức thực hiện hiệu quả cao vàthiết thực. Làm tốt công tác đối với gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh,người có công với cách mạng thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của Nhànước ta, củng cố niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lýcủa Nhà nước, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm cơ sởvững chắc ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trải qua chặng đường 65 năm, công tác thương binh, bệnhbinh, người có công với cách mạng đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Việc tổchức kỷ niệm Ngày Thương binh, liệt sĩ 27-7 năm nay là dịp để tổng kết đánh giáhiệu quả công tác quan trọng này của Đảng và Nhà nước ta về lãnh đạo, chỉ đạo,quản lý, tổ chức thực hiện. Đây cũng là dịp để các cấp, các ngành, các đoàn thểnhân dân kiểm điểm công tác, đúc rút và phổ biến bài học kinh nghiệm quý; biểudương những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; tôn vinh các tấm gươngđiển hình tiên tiến của gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có côngvới cách mạng; động viên mọi người khắc phục khó khăn, vượt lên làm chủ cuộcsống; khơi dậy và phát huy tiềm năng to lớn của xã hội để chăm sóc tốt hơn nữacác đối tượng chính sách xã hội.

(0) Bình luận
Ý nghĩa chính trị và đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của Ngày Thương binh, liệt sĩ