Xuyên tâm liên là một cây thuốc nam nổi tiếng... và vị đắng độc nhất xuyên tim của nó khiến bạn nhớ đến già.
Chúng ta nếu ai đã từng một lần tiếp xúc và thưởng thức vị của xuyên tâm liên thì đúng đến già không quên và không hổ danh với tên gọi của nó. Nếu bạn cho một lá nhỏ vào miệng nhai thì cả một ngày miệng của bạn không hết đắng, đắng từ cuống lưỡi đắng lên.
Đặc điểm của cây xuyên tâm liên
Cây xuyên tâm liên
Xuyên tâm liên nhiều tên gọi khác như: Công cộng, khổ đởm thảo ...
Tên khoa học: Andrographis paniculata; Thuộc họ: Ô rô Acanthaceae.
Là cây thân thảo, cao tầm 30cm đến 80cm, có nhiều đốt, nhiều cành lá mọc đối, cuống ngắn, lá hình trứng thuôn dài hay hơi hình mác. Hoa màu trắng, mọc thành chùm, quả dài 15mm. Cây mọc hoang nhiều khu phía Bắc nước ta.
Bộ phận dùng toàn cây, nhiều người thích dùng lá vì hoạt chất chính trong lá.
Trung y Trung Quốc đã chiết xuất hoạt chất xuyên tâm liên làm chế phẩm Đông y với tên gọi “Thiên sứ thanh phế” có tác dụng chữa ho viêm họng, có đờm vàng hoặc xanh do viêm họng cấp do vi khuẩn có sốt.
Cách dùng xuyên tâm liên như thế nào cho đúng?
Hoạt chất có nhiều trong lá cây xuyên tâm liên
Xuyên tâm liên công dụng chính là thanh tâm nhiệt, chữa viêm nhiễm, sát khuẩn, diệt virus, làm khô vết thương.
Dùng uống trong với liều thấp 4 – 6 gam trong ngày, hãm nước uống hoặc xúc họng, ngậm chữa viêm họng, sâu răng.
Nước sắc đặc của xuyên tâm liên có tính sát trùng cao nên một số nơi dùng nước sắc đặc để rửa vết thương hở, hoặc ngâm trĩ.
Nước sắc xuyên tâm liên có tác dụng chữa bệnh sốt cao nhập tâm gây mê sảng nói linh tinh, người bệnh hay thao cuồng, ngủ mơ thấy ma quỷ hay mơ đánh nhau.
Đặc biệt cây xuyên tâm liên đun nước tắm chữa được các bệnh lý ngoài da như thủy đậu, viêm da cơ địa, Herpes. Để tăng hiệu quả người ta hay kết hợp với cây “Chân vịt” hoặc lá “Canh châu”.
Khu vực miền Trung nước ta dùng cho phụ nữ sau sinh bị ứ huyết, đau nhức tê thấp, kinh nguyệt bế tắc, mọc mụn hai bên cổ, dùng xuyên tâm liên 10 – 20g sắc uống ngày 2 lần.
Một số nơi nói nó có khả năng phòng SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 nhưng chưa có đề tài nghiên cứu công bố chính thức nên chỉ có ý nghĩa tham khảo.
Theo Sức khỏe và Đời sống