Mùi hôi được sinh ra từ phân và thức ăn rơi vãi, dư thừa bị thối rữa phân hủy ở dạng chất khí thoát vào không khí tạo thành mùi a-mô-ni-ắc (NH3), hi-đrô sun-phua (H2S), mê-tan (CH4).
1. Xử lý mùi hôi
Mùi hôi được sinh ra từ phân và thức ăn rơi vãi, dư thừa bị thối rữa phân hủy ở dạng chất khí thoát vào không khí tạo thành mùi a-mô-ni-ắc (NH3), hi-đrô sun-phua (H2S), mê-tan (CH4).
Cách khống chế mùi hôi:
+ Giảm độ ẩm: độ ẩm cần được giảm xuống dưới 400C bằng cách tạo 1 lớp bề mặt che phủ phân trong điều kiện khô.
+ Giảm nhiệt độ: nhiệt độ dưới 250C sẽ làm giảm khả năng khuếch tán mùi vào không khí.
+ Sử dụng chế phẩm sinh học EM theo quy trình hướng dẫn.
+ Rắc bột đá vôi lên trên bề mặt phân sẽ giúp giảm độ bay hơi của H2S.
2. Dọn phân khô trước khi dùng nước để xối, cọ rửa, tắm cho gia súc, vệ sinh chuồng trại
Dùng bàn cào hót phân đưa vào hố ủ phân. Quá trình ủ yếm khí thì phân và chất hữu cơ sinh ra nhiệt bên trong đống phân lên tới 60-700C có thể diệt được vi khuẩn, trứng giun sán, sau đó mang bón cho cây trồng. Nước thải, nước tắm rửa gia súc có đường dẫn ra bể lọc 3 ngăn sau đó dẫn ra hồ, ao nuôi cá.
3. Hầm bi-ô-ga
Xây dựng hầm bi-ô-ga để xử lý chất thải từ chăn nuôi là biện pháp xử lý chất thải mang lại hiệu quả lớn. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 11.920 công trình hầm khí bi-ô-ga đang được vận hành sử dụng, trong đó có 6.260 công trình xây dựng từ nguồn hỗ trợ của các dự án, 5.660 công trình do người dân tự xây.
Xử lý chất thải bằng hầm bi-ô-ga là quá trình lên men yếm khí các chất thải chăn nuôi để sinh ra mùi hi-đrô sun-phua (H2S), khí mê-tan (CH4), các-bon đi-ô-xít (CO2) và nước. Lượng khí sinh ra được đưa qua ống dẫn và dùng làm chất đốt, thắp đèn sưởi ấm cho gia súc, gia cầm vào mùa đông... Lượng phân sau khi xử lý có thể mang bón cho cây trồng rất tốt, ít bị các mầm bệnh sống ở phân gây bệnh cho cây trồng.
* Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men yếm khí và sinh khí mê-tan:
- Nhiệt độ: nhiệt độ tối ưu cho quá trình này là 350C, nếu thấp hơn quá trình sinh khí sẽ giảm, nếu ở mức 100C thì quá trình này sẽ ngưng hẳn. Nhiệt độ lên xuống thất thường cũng gây ảnh hưởng đến quá trình sinh khí mê-tan của vi khuẩn.
- Thời gian ủ và số lượng vi sinh vật sinh khí mê-tan: trung bình nguyên liệu lên men khi ủ là 20 - 60 ngày, thời gian này sẽ ngắn đi nếu nhiệt độ càng cao và số lượng vi khuẩn càng nhiều.
- Nước thải chứa nhiều hóa chất khử trùng, nước xà phòng, thuốc trừ sâu… sẽ làm số lượng vi khuẩn giảm đi, ảnh hưởng đến quá trình phân hủy của vi khuẩn.
* Vận hành và sử dụng hệ thống hầm bi-ô-ga: Hệ thống hầm bi-ô-ga là một hệ thống liên hoàn và hoạt động tương đối tự động. Để cho hệ thống hoạt động tốt cần chú ý:
- Tỷ lệ phân và nước ban đầu (phân sau khi dùng vòi xối cho thối rữa, nước thải, nước rửa chuồng…) thông quan hệ thống cống ngầm và hệ thống ống dẫn vào bể chứa là 1/4 - 1/6 (Lượng phân bổ sung vào hằng ngày phải đủ để vi khuẩn hoạt động. Vì vậy nên xây dựng hầm có thể tích phù hợp với số lượng gia súc định nuôi. Ví dụ nuôi thường xuyên 5-6 con lợn nái có thể xây hầm có thể tích 9-11m3, 10-15 con xây hầm 15-16m3, các trang trại lớn có thể tham khảo các nhà chuyên môn để lựa chọn cho phù hợp).
- Không để rác lẫn với phân, nước thải có xà phòng, thuốc sát trùng chảy vào hầm
- Lượng ga sinh ra hằng ngày phải sử dụng hết vì trong hỗn hợp khí ga sinh học gồm 60-70% mê-tan, 30-40% CO2 và có không quá 1% H2S nhưng mùi của khí này rất khó chịu.
- Hệ thống ống dẫn khí vào bếp phải kiểm tra thường xuyên, không để xoắn, gấp khúc hay thủng.
- Khóa van đóng mở ga sau khi sử dụng.
Th.S Nguyễn Thị Hảo (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)