Việt Nam thúc đẩy sáng kiến vì an ninh lương thực

04/09/2010 12:00

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, các nước cầnhành động quyết liệt hơn nữa, trước hết là đẩy mạnh thực thi các cam kết cũngnhư các chương trình hành động ở cấp độ quốc gia và quốc tế về an ninh lươngthực.

Chủ tịch Thượng viện Canada, Noel A. Kinsella
đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng.


Sáng 3-9 (theo giờ địa phương), Hội nghị Tham vấn chính sách giữa Nghịviện các nước thành viên G20 và khách mời, đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốchội ở Thủ đô Ottawa của Canada, với sự tham dự của đoàn đại biểu nghị viện đếntừ 22 nước và Nghị viện Châu Âu.

Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn PhúTrọng dẫn đầu đã tham dự Hội nghị.

Chủ tịch Thượng viện Canada, ngài Noel A.Kinsella, nhiệt liệt chào mừngcác đoàn đại biểu đã tới tham dự Hội nghị; mong muốn các đại biểu sẽ tập trungthảo luận, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tập trung vào ba chủ đề cơ bản gồmnhững chiến lược hợp tác toàn cầu đáp ứng yêu cầu sản xuất và phân phối lượngthực; hình mẫu mới về hòa bình và an ninh lương thực; và các mô hình tài chínhvà kinh tế thúc đẩy ổn định kinh tế toàn cầu.

Phát biểu tại phiên họp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, trong những năm qua, an ninh lương thực đã trởthành mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế, tuy nhiên, những nỗ lực này đến nay vẫn chưa hoàn toàn đem lại kết quả nhưmong muốn. Giá lương thực tăng cao và khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa quakhiến nạn nghèo đói, tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng trở thành vấnđề cấp thiết toàn cầu, gây cản trở đến việc hoàn thành các Mục tiêu Phát triểnThiên Niên kỷ.

Để đối phó với thách thức này, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, các nước cầnhành động quyết liệt hơn nữa, trước hết là đẩy mạnh thực thi các cam kết cũngnhư các chương trình hành động ở cấp độ quốc gia và quốc tế về an ninh lươngthực. Với chức năng lập pháp, các cơ quan Nghị viện G20 cần đóng vai trò quantrọng trong tiến trình này.

Tại mỗi quốc gia, các cơ quan Nghị viện cần phối hợpchặt chẽ với các Chính phủ xây dựng và triển khai các chiến lược, chương trìnhhành động quốc gia về an ninh lương thực; trong đó cần chú trọng tạo thuận lợicho sản xuất và phân phối lương thực, thông qua việc tạo động lực và bảo đảm lợiích cho người sản xuất, tăng đầu tư để tăng sản lượng và chất lượng lương thực,xây dựng hệ thống phân phối lương thực ổn định, nâng cao khả năng tiếp cận vớilương thực của người dân; lồng ghép bảo đảm an ninh lương thực với đối phóthách thức về biến đổi khí hậu.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh nghị viện các nước cần đóng vai trò tích cựctrong việc thúc đẩy triển khai các sáng kiến toàn cầu về đảm bảo an ninh lươngthực.

Vấn đề được nhiều nước quan tâm hiện nay là đẩy mạnh tự do hóa thương mạinông sản nhằm cải thiện phân phối lương thực một cách hiệu quả trên phạm vi toàncầu. Theo Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng, G20 và cộng đồng quốc tế cần có các hành động cụ thể hơn nữa nhằm cắt giảmtối đa mọi hàng rào quan thuế và phi quan thuế đối với các sản phẩm nông nghiệpvà thực phẩm, xóa bỏ ngay và không điều kiện các khoản trợ cấp khổng lồ mà cácnước phát triển đang dành cho nông nghiệp trong nước.

Các cơ quan nghị viện các nước G20 phối hợp với Chính phủ các nước thànhviên G20 đi đầu trong các nỗ lực đẩy nhanh tiến trình đàm phán để có thể sớm kếtthúc vòng Doha.

Việc cải tổ và mở rộng chức năng, tăng cường quyền lực cho Tổ chức Nônglương Thế giới (FAO) cũng hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả điều phối hỗtrợ các hoạt động liên quan đến định hướng, sản xuất, phân phối lương thực trêntoàn cầu. Nghị viện và Chính phủ các nước G20 có thể đóng vai trò động lực quantrọng trong tiến trình này.

Chủ tịch Quốc hội đề xuất, Hội nghị ủng hộ FAO thành lập một cơ chế cảnhbáo sớm nhằm phát hiện khả năng xảy ra khủng hoảng lương thực, từ đó có các giảipháp ứng phó hữu hiệu, kịp thời. Hệ thống này tập trung theo dõi các cơ sở dữliệu và thông tin của khoảng 50 nước có nguy cơ và dễ tổn thương nhất đối vớikhủng hoảng lương thực.

Nhằm bảo đảm an ninh lương thực thật sự cho các nước, nhất là các nướcđang phát triển thu nhập thấp, dân số đông, Việt Nam đề nghị cộng đồng quốc tế,đặc biệt là các quốc gia thành viên G20, tạo mọi điều kiện hỗ trợ thúc đẩy hợptác Bắc-Nam và Nam-Nam.

Việt Nam đang triển khai thành công hợp tác nông nghiệpvới một số nước châu Phi theo mô hình 2+1. Nếu nhận được sự hỗ trợ tài chính củacác nhà tài trợ là các nước phát triển hay các tổ chức quốc tế, mô hình này cóthể được nhân rộng, góp phần giải quyết đáng kể nhu cầu lương thực của nhiềuquốc gia.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng đề nghị cần thiết lập và duy trìthường xuyên các cơ chế đối thoại và tham vấn giữa Nghị viện và Chính phủ cácnước G20 để nâng cao hiệu quả thực thi các quyết sách quan trọng của G20 về cácvấn đề kinh tế và phát triển, trong đó có đảm bảo an ninh lương thực.

Chủ tịch Quốc hội cho biết theo sáng kiến của Việt Nam, Cuộc gặp cấp caochính thức lần đầu tiên giữa Hội đồng Liên Nghị viện Hiệp hội các nước Đông NamÁ (AIPA) với lãnh đạo Chính phủ các nước ASEAN đã được tổ chức vào tháng Tư vừaqua tại Hà Nội. AIPA đã thông qua Nghị quyết về việc thiết lập cơ chế tham vấnthường xuyên hơn với ASEAN, nhằm phát huy vai trò của AIPA trong việc thúc đẩyphê chuẩn và giám sát thực thi các hiệp định, thỏa thuận trong ASEAN hướng tớimục tiêu liên kết và phát triển của khu vực.

Các ý kiến thảo luận tại Hội nghị đều nhấn mạnh sự cần thiết phải tăngcường phát triển nông nghiệp, hỗ trợ các nước đang phát triển, các nước có nhiềutiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp...

Chiều 3-9 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã gặpChủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Hee Tae, nhân dịp tham dự Hội nghị tham vấn Nghịviện các nước G20 tại thủ đô Ottawa, Canada.

Bày tỏ vui mừng trước sự phát triển nhanh và tốt đẹp của quan hệ ViệtNam-Hàn Quốc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tin tưởng trong thời gian tới,quan hệ giữa hai Quốc hội sẽ không ngừng được củng cố, tăng cường, với việctriển khai thực hiện tốt những thỏa thuận hợp tác góp phần vào sự phát triểnchung của quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc.

Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Hee Tae khẳng định, sắp tới sẽ tập trungthúc đẩy quan hệ hai nước, hai Quốc hội ngày càng phát triển; mong muốn quan hệgiao lưu, hợp tác trong lĩnh vực du lịch giữa Hàn Quốc và Việt Nam sẽ ngày cànggia tăng.

(Theo TTXVN)

(0) Bình luận
Việt Nam thúc đẩy sáng kiến vì an ninh lương thực