TTXVN giới thiệu bài phỏng vấn Thứ trưởng Ngoại giaoPhạm Quang Vinh về kết quả của AMM-45 và các hội nghị liên quan tại Campuchia.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh dự Hội nghị Bộ trưởng
các nước Hạ nguồn Mekong-Mỹ
Toàn văn bài trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng Ngoại giaoPhạm Quang Vinh về kết quả chính của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ45 (AMM-45) và các hội nghị liên quan diễn ra từ ngày 8 đến 13-7 tại Phnom Penh,Campuchia.
- Xin Thứ trưởng cho biết trọng tâm của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEANlần thứ 45 và các Hội nghị liên quan?
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh: Từ ngày 8 đến 13-7 tại Phnom Penh,Campuchia, đã diễn ra một loạt các hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao gồm: Ủy banHiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Hội nghị Bộtrưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 (AMM-45), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giaoASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS), các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao của ASEAN vớiAustralia, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Liên minh châu Âu(EU), New Zealand, Nga và Mỹ, Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 19 (ARF-19).
Dịp này cũng đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao MeKong-Nhật Bản,Mekong-Hàn Quốc và Bộ trưởng Ngoại giao các nước Hạ nguồn Mekong-Mỹ. Bộ trưởngNgoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã tham dự các hội nghị; đồng chủ trì Hộinghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc với tư cách nước điều phối quan hệđối thoại.
Đây là đợt các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và giữa ASEAN với các Đốitác quan trọng nhất trong năm. Các Hội nghị lần này tập trung bàn phương hướngtriển khai các ưu tiên và trọng tâm hợp tác của ASEAN cả về nội khối cũng như vềquan hệ đối ngoại của ASEAN, đặc biệt là việc đẩy mạnh liên kết, kết nối khu vựcvà xây dựng Cộng đồng ASEAN, đi đôi với tăng cường quan hệ với các Đối tác củaASEAN và trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế quan tâm...
- Xin Thứ trưởng cho biết những kết quả chính của các Hội nghị?
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh: Các hội nghị lần này diễn ra trongbối cảnh khu vực đang đứng trước những cơ hội lớn cho hòa bình, ổn định và hợptác phát triển, nhưng cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức.
Trong bối cảnh đó, các hội nghị đã có những cuộc trao đổi sâu sắc về các địnhhướng lớn của ASEAN và các diễn đàn liên quan, trong đó nổi lên những vấn đềsau: Thứ nhất, hơn bao giờ hết, ASEAN cần phải thể hiện quyết tâm và dành ưutiên cao nhất để hiện thực hóa Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015,làm cơ sở cho ASEAN tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.Theo đó, ASEAN cần triển khai đúng tiến độ các mục tiêu xây dựng Cộng đồng, đặcbiệt là về liên kết kinh tế; thực hiện hiệu quả Kế hoạch tổng thể về Kết nốiASEAN, thu hẹp khoảng cách phát triển, bảo đảm phát triển bền vững và đồng đềuđi đôi với giữ vững các nguyên tắc cơ bản của ASEAN và thực hiện đúng Hiếnchương ASEAN.
Thứ hai, ASEAN cần phải chủ động và phát huy hơn nữa vai trò và đóng góp củamình trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác xây dựng lòng tinở khu vực. Theo đó, ASEAN nhất trí cần tiếp tục đẩy mạnh đối thoại về xây dựngvà chia sẻ các chuẩn mực ứng xử ở khu vực, thực hiện nghiêm túc các cam kết đãđược quy định trong các văn kiện như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á(TAC), Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bốvề ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)… Nhân dịp này, ASEAN đã cùng EU và Vươngquốc Anh ký các văn kiện để hai Đối tác này chính thức tham gia Hiệp ước TAC.
Thứ ba, ASEAN tiếp tục tăng cường và làm sâu sắc quan hệ với các Đối tác,khuyến khích các Đối tác gắn kết hơn với khu vực, tham gia hợp tác xây dựng vàđóng góp tích cực vào các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và phát triển ởkhu vực cũng như thiết thực hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, tăng cường liên kếtvà kết nối, ứng phó với các thách thức đang đặt ra.
Các Đối tác đưa ra các sáng kiến cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác với ASEAN nhưNhật đề xuất 33 dự án hợp tác điển hình trên nhiều lĩnh vực; Australia đưa sángkiến phòng chống bệnh sốt rét kháng thuốc; Trung Quốc lập Ủy ban về Hợp tác Kếtnối với ASEAN, cả trên bộ và trên biển; lập Quỹ Hợp tác Biển ASEAN-Trung Quốctrị giá 3 tỷ NDT; EU tài trợ 15 triệu euro giai đoạn 2012-2016 cho Chương trình“EU hỗ trợ ASEAN liên kết khu vực” (ARISE), Mỹ đưa Sáng kiến gắn kết chiến lượcchâu Á-Thái Bình Dương và học bổng Fulbright mới dành cho sinh viên các nướcASEAN...
Các Đối tác tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyếtcác vấn đề ở khu vực cũng như trong các khuôn khổ ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF,ADMM+…; khẳng định sẽ phối hợp chặt với các nước Điều phối quan hệ đối thoại mớinhằm tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với ASEAN.
Thứ tư, vấn đề Biển Đông là một trong nhiều chủ đề được quan tâm tại các hộinghị lần này. Tại các hội nghị, nhiều nước đã phát biểu bày tỏ quan ngại về cácdiễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định, anninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực; theo đó, nhấn mạnh tất cả các nướcphải giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốctế và Công ước Luật Biển 1982 của Liên hợp quốc; thực hiện đầy đủ DOC; sớm xâydựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) để bảo đảm hiệu quả hòa bình, ổn địnhvà an ninh ở Biển Đông.
- Xin Thứ trưởng cho biết sự tham gia và đóng góp của Việt Nam vào thành côngcủa các hội nghị lần này?
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh: Với phương châm "chủ động, tíchcực và có trách nhiệm," Đoàn Việt Nam tham dự các hội nghị lần này do Bộ trưởngNgoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đã có những đóng góp quan trọng vào các trọngtâm ưu tiên của ASEAN và khu vực cũng như duy trì đoàn kết, tăng cường quan hệđối ngoại, giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN...
Chúng ta đã đóng góp tích cực vào phát huy vai trò của ASEAN trong triển khaicác trọng tâm, ưu tiên của Hiệp hội và khu vực như xây dựng Cộng đồng ASEAN,tăng cường liên kết và kết nối khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển, pháttriển bền vững và đồng đều; tiếp tục duy trì đoàn kết ASEAN; tăng cường quan hệvới các Đối tác; phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vựcđang định hình.
Cùng với các nước khác, chúng ta đề cao vai trò chủ động và tích cực củaASEAN đóng góp vào xây dựng môi trường hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác ởkhu vực, nhất là việc bảo đảm tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế;giải quyết hòa bình các tranh chấp, không sử dụng vũ lực; phát huy hiệu quả củacác công cụ hợp tác chính trị-an ninh của ASEAN ở khu vực như Hiệp ước TAC,SEANWFZ, Tuyên bố DOC, ARF, ADMM+…; nâng cao vai trò của ASEAN và các khuôn khổASEAN+1, EAS, ARF… nhằm thúc đẩy xây dựng, chia sẻ các chuẩn mực ứng xử ở khuvực vì các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và phát triển, cũng như thúc đẩyhợp tác nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức đang đặt ra như biến đổi khíhậu, thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia…
Ta đã góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ đối ngoại của ASEAN phát triển cảvề bề rộng và chiều sâu; khuyến khích các Đối tác tham gia và đóng góp xây dựngvào các trọng tâm và ưu tiên của khu vực. Với vai trò nước điều phối quan hệ đốithoại ASEAN-Trung Quốc, trong ba năm nhiệm kỳ vừa qua (7/2009-7/2012), Việt Namđã cùng các nước ASEAN và Trung Quốc thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lượchai bên, trên các lĩnh vực, từ kinh tế, thương mại, đầu tư, ứng phó thiên tai,biến đổi khí hậu, giáo dục, trao đổi văn hóa, giao lưu nhân dân; cũng như tíchcực triển khai đầy đủ và hiệu quả DOC… Những đóng góp tích cực của Việt Nam đãđược ASEAN và Trung Quốc đánh giá cao.
Chúng ta đã đóng góp tích cực vào thúc đẩy hợp tác Mekong với các Đối tácNhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ. Theo đó, Việt Nam đề nghị đẩy mạnh hợp tác quản lý vàsử dụng hợp lý và bền vững nguồn nước sông Mekong; sớm triển khai nghiên cứu vềquản lý và phát triển bền vững sông Mekong; trong đó có tác động của đập thủyđiện trên dòng chính…; phát triển cơ sở hạ tầng cứng và mềm, chú trọng các hànhlang kinh tế như Hành lang Đông-Tây, Hành lang phía Nam; gắn kết với các kếhoạch và dự án về kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển của ASEAN; đào tạonhân lực phục vụ phát triển xa lộ thông tin tiểu vùng Mekong; chia sẻ kinhnghiệm và hỗ trợ các nước Mekong xây dựng mô hình tăng trưởng xanh…
Về Biển Đông, chúng ta đã chia sẻ quan ngại về những diễn biến phức tạp gầnđây ở Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh các nguyên tắc về tôn trọng quyền chủ quyềnvà quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế vàthềm lục địa theo Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc 1982, giải quyết tranhchấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực, tôn trọng luật pháp quốc tế,nhất là Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc 1982, thực hiện đầy đủ và hiệu quảTuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xửở Biển Đông (COC).
Những đóng góp tích cực và xây dựng của Đoàn Việt Nam được các nước đánh giácao. Bên lề các hội nghị, Trưởng đoàn Việt Nam cũng đã có nhiều cuộc tiếp xúcsong phương để trao đổi về tăng cường hợp tác song phương cũng như các vấn đềcùng quan tâm tại các hội nghị.
(TTXVN)