Ưu tiên chăm sóc sức khỏe người dân biển-đảo

20/02/2010 13:54

Muốn làm được điều này, phải xây dựng và phát triển chuyên ngành y học và mạng lưới y tếbiển quốc gia, tăng cường triển khai Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảovà ven biển như là một chính sách đặc thù, cầnthiết.

Ảnh minh họa. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)


Nói về trọng tâm ngành y tế nhân dịp kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam (27-2), Tiến sĩ Nguyễn Quốc Triệu,Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết một trong những ưu tiên củangành là chăm sóc sức khỏe người dân biển-đảo.

Theo Bộ trưởng, muốn làm được điều này, phải xây dựng và phát triển chuyên ngành y học và mạng lưới y tếbiển quốc gia, tăng cường triển khai Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảovà ven biển giai đoạn 2009-2020 như là một chính sách đặc thù, cầnthiết.

Việt Nam có hơn 3.260 km bờ biển chạy dài từ Bắc tới Nam và hàng nghìn hònđảo, trong đó hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí đặc biệt quan trọng, thu hút sự quan tâm của cả nước.

Nhưng biển đảo lại làkhu vực đặc biệt khó khăn, biệt lập với đất liền, dân cư thưa thớt, cuộc sống vàsinh mạng người dân phải đối mặt với nhiều rủi ro.

Do đó, việc phát triển chuyênngành y học biển và mạng lưới y tế biển đảo có ý nghĩahết sức quan trọng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến đội ngũ laođộng và tầng lớp nhân dân trên biển đảo- một lực lượng góp phần quan trọng vàoviệc phát triển nền kinh tế ( trên 50% GDP) và đảm bảo an ninh biên giới trênbiển của tổ quốc.

Việt Nam hiện có 28 tỉnh, thành phố ven biển tập trung gần 30 triệu dân(1/3 dân số cả nước). Trong đó, có 8,3 triệu phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ. Dự báođến 2015, dân số trong vùng sẽ là 34 triệu người. Tăng dân số bình quân hàng năm1,6-1,7%; trong đó tăng do di dân 0,5-0,6%. Khu vực thành thị sẽ tăng lên 75%vào năm 2020. Nguồn lao động năm 2010 sẽ là 15,4 triệu; năm 2015 là 16,2 triệu;năm 2020 tăng đến 17 triệu.

Thời gian qua, các vấn đề kinh tế, xã hội vùng biển - đảo đã được Đảng vàNhà nước hết sức quan tâm; đời sống người dân không ngừng được cải thiện.

Tuynhiên, do điều kiện địa lý, khí hậu, đặc thù nghề nghiệp (làm việc dài ngày trênbiển) và tình trạng di dân (lao động đến làm việc tại các khu kinh tế biển) ngàycàng tăng, lại thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, thảm hoạ, tình trạng xâmnhập mặn…, đời sống của cư dân biển - đảo vẫn còn nhiều khó khăn thách thức.

Đánh giá về công tác chăm sóc sức khỏe vùng biển-đảo thời gian qua, Bộtrưởng Nguyễn Quốc Triệu cho rằng điều kiện được tiếp cận và hưởng thụ các dịchvụ xã hội cơ bản, trong đó có dịch vụ chăm sóc y tế, sức khỏe bà mẹ, trẻ em, sứckhoẻ sinh sản và kế hoạch hóa gia đình còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất, mạnglưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản, kế hoạchhóa gia đình ở cấp xã còn thiếu và yếu, chưa phù hợp với đặc điểm môi trường,các bệnh đặc thù khí hậu, nghề nghiệp môi trường biển. Thậm chí một số xã venbiển còn chưa có Trạm y tế và nhiều Trạm y tế chưa có bác sỹ.

Trong khi hoạt động quản lý dân số-kế hoạch hóa gia đình cấp quốc gia, cáccơ sở y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu chưa phủ tới đầy đủ các huyện đảo nhất làcác đảo ở xa đất liền. Do những yếu kém này, đất nước đã và đang phảiđối mặt với thực tế: các chỉ số mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lêncủa vùng biển-đảo cao hơn bình quân chung cả nước. Có tới 13/28 tỉnh, thành phốven biển đang còn sinh cao trên mức thay thế. Áp lực sinh con trai còn nặng.

Bởi vậy, thời gian tới, theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu, ngành y tế sẽ tậptrung triển khai xây dựng và phát triển mạng lưới y tế biển-đảo, phát triển chuyên ngành y học biển trên phạm vi cả nước phùhợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển baogồm các tuyến từ biển-đảo đến tuyến ven bờ, tuyến khu vực và tuyến trung ương.

Ngành y tế sẽ hoàn thiện và ban hành một số tiêu chuẩn về y tế cho cácngành kinh tế biển. Đồng thời, xây dựng một số chính sách về y tếbiển-đảo nhằmthu hút các cán bộ y tế tham gia phục vụ sức khoẻ cho các lao động vànhân dântrên biển, đảo. Trước mắt, Bộ Y tế cần ban hành một văn bản pháp lý vềxây dựng và phát triển y tế biển, tiến tới đề nghị Chính phủban hành chính sách quốc gia về y tế biển, xây dựng một chiến lược toàndiện từ2010- 2020 nhằm phát triển chuyên ngành y học biển nói riêng và mạnglưới y tếbiển nói chung.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu, từ nay đến năm 2020, ngành sẽ đẩynhanh việc đào tạo đội ngũ nhân lực y tế biển có trình độ chuyên sâu;đầutư xây dựng Viện Y học biển Việt Nam và khoa Y học biển – Trường đạihọc Y HảiPhòng thành Viện và chuyên khoa đầu ngành với trang thiết bị đồng bộ,hiện đại.Đồng thời tiếp tục điều tra khảo sát tình hình, môi trường, sức khỏe,cơ cấubệnh tật của lao động trong các ngành kinh tế biển; sớm xây dựng và banhànhtiêu chuẩn về sức khỏe lao động biển.

(Theo TTXVN)
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Ưu tiên chăm sóc sức khỏe người dân biển-đảo