Ngày 10-8, tại phiên xét sử sơ thẩm, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Phạm Minh Hoàng 3 năm tù giam và 3 năm quản chế tại địa phương về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Phạm Minh Hoàng rời phòng xử án
Ngày 10-8, TAND TP Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩmđối với Phạm Minh Hoàng về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhândân” theo khoản 2 Điều 79 Bộ luật Hình sự.
Chủ tọa phiên tòa là ôngNguyễn Phi Long, Phó Chánh tòa Hình sự Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; ông NguyễnHồng Minh, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố thực hànhquyền công tố theo ủy quyền của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Luật sư Trần Vũ Hải,thuộc Đoàn luật sư Hà Nội tham gia bào chữa cho bị cáo Hoàng. Tham dựphiên tòa còn có đại diện nhiều cơ quan ngoại giao, các hãng thông tấnbáo chí trong và ngoài nước, nhân chứng vụ án.
Tòa cũng triệu tập bà Lê Thị Kiều Oanh (vợ bị cáo Hoàng) và ông NguyễnThanh Hùng vốn là đồng phạm của Hoàng trong vụ án nhưng do mới phạm tộilần đầu, có thái độ khai báo thành khẩn nên cơ quan tố tụng đã nhân đạokhông xử lý hình sự.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tốicao, Phạm Minh Hoàng sinh năm 1955 tại Vũng Tàu, Việt Nam. Năm 1973,Hoàng sang Pháp du học và tốt nghiệp ngành khoa học ứng dụng với học vịthạc sỹ. Bị các đối tượng Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Ngọc Đức, vốn làlực lượng cốt cán của tổ chức khủng bố “Việt Tân” lôi kéo, năm 1998Hoàng đã gia nhập tổ chức phản động lưu vong này và sinh hoạt tại Chi bộParis 3. Năm 2000, thực hiện chỉ đạo của Việt Tân, Hoàng hồi hương vàlàm giảng viên hợp đồng ngành khoa học ứng dụng tại Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại đây, từ tháng 7-2002 đến 5-2010,dưới bút danh “Phan Kiến Quốc,” Phạm Minh Hoàng đã viết nhiều bài trongđó có 33 bài có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhànước rồi gửi cho “Việt Tân” để đăng và phát tán trên mạng internet nhằmtuyên truyền, lôi kéo, kích động, tập hợp lực lượng hoạt động nhằm lậtđổ chế độ, Đảng Cộng sản và chính quyền nhân dân.
Từ ngày 26 đến 29-11-2009, Hoàng cùng vợ và Nguyễn Thanh Hùng quaMalaysia tham dự lớp tập huấn đấu tranh “bất bạo động” do Nguyễn NgọcĐức, Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Thị Thanh Vân là các thành viên của “ViệtTân” tổ chức và giảng dạy.
Nội dung khóa học là hướng dẫn kỹ năng bảomật thông tin, tài liệu khi trao đổi qua Internet, thảo luận phương pháp“đấu tranh bất bạo động,” xem một số phim về các cuộc đấu tranh bất bạođộng để vận dụng vào Việt Nam. Sau đó, từ 29-12-2009 đến 9-5-2010,Hoàng cùng em trai là Phạm Duy Khánh cùng hai Việt kiều khác là JolieTrang Huỳnh và Huỳnh Châu tổ chức 2 khóa cho 43 sinh viên, thanh niên,nữ tu học lớp “kỹ năng phần mềm” để tuyên truyền, lôi kéo, tập hợp lựclượng cho “Việt Tân.”
Bà Lê Thị Kiều Oanh cùng ông NguyễnThanh Hùng đều thừa nhận, nếu biết việc tham gia các khóa học nói trên ởMalaysia cũng như ở Việt Nam là để xây dựng lực lương cho “ViệtTân” thì sẽ không bao giờ làm, bản thân đã bị tổ chức này lợi dụng màkhông hề hay biết.
Bào chữa cho bị cáo Hoàng, luậtsư Trần Vũ Hải cho rằng, Hoàng về nước và tổ chức khóa học “kỹ năng phầnmềm” là tự thân, không phải do Việt Tân chỉ đạo; các bài viết của Hoàngcũng không phải “nhận lệnh” từ tổ chức này và đã bị lợi dụng để pháttán lên mạng.
Quan điểm trên đã bị Hội đồng xét xử bác bỏ.Theo Hội đồng xét xử, qua các tài liệu thu thập được, đối chiếu các nhân chứng cũngnhư kết quả thẩm vấn công khai tại tòa có đủ cơ sở chứng minh Phạm MinhHoàng phạm tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”
Là thànhviên của “Việt Tân,” Hoàng thường xuyên liên lạc cũng như biết rõ kếhoạch hành động của tổ chức này là xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng cộng sảnViệt Nam, lật đổ chính quyền nhân dân bằng nhiều phương thức trong đóphương thức “bất bạo động,” “diễn biến hòa bình.”
Hành vi phạm tội củabị cáo Hoàng là đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến an ninh quốc gia.Việc truy tố và xét xử Hoàng về tội danh này là đúng người, đúng tội.